Phạm tội ở nước ngoài thì về nước có bị ghi án tích không?
Phạm tội ở nước ngoài thì về nước có bị ghi án tích không?
Căn cứ Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định đối tượng quản lý lý lịch tư pháp:
Điều 5. Đối tượng quản lý lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
3. Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định xóa án tích:
Điều 69. Xóa án tích
1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.
Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.
Án tích là một khái niệm chưa được quy định rõ trong quy định pháp luật hình sự, tuy nhiên có thể hiểu án tích là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian luật định.
Sau một thời gian và kèm theo điều kiện cụ thể thì án tích sẽ được xóa đương nhiên hoặc được xóa theo quyết định của Tòa án. Và người được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án.
Theo đó, pháp luật Việt Nam chỉ quản lý lý lịch tư pháp của công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại
Nếu giữa Việt Nam và nước mà công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự có ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án thì thuộc đối tượng quản lý lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp này, công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì trong lý lịch tư pháp của người đó tại Việt Nam sẽ thể hiện án tích.
Do đó, để xác định việc phạm tội ở nước ngoài thì về nước có bị ghi án tích hay không thì cũng cần phải xem xét:
- Giữa Việt Nam và quốc gia mà người phạm tội có tồn tại “Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự” hay không.
- Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có cung cấp trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án hay không.
- Hai quốc gia áp dụng nguyên tắc có đi có lại hay không.
Phạm tội ở nước ngoài thì về nước có bị ghi án tích không? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào đương nhiên được xóa án tích?
Căn cứ Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đương nhiên được xóa án tích:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
[...]
Theo quy định trên, người phạm tội đương nhiên được xóa án tích khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
[1] Không bị kết án về các tội sau và đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia:
+ Tội phản bội Tổ quốc
+ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
+ Tội gián điệp
+ Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
+ Tội bạo loạn
+ Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
+ Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
+ Tội phá hoại chính sách đoàn kết
+ Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Tội phá rối an ninh
+ Tội chống phá cơ sở giam giữ
+ Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
+ Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân
- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh:
+ Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
+ Tội chống loài người
+ Tội phạm chiến tranh
+ Tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê
+ Tội làm lính đánh thuê
[2] Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo
- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm
- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm
- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án
Lưu ý: Người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
[3] Từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau:
- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo
- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm
- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm
- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án
Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích khi nào?
Căn cứ Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định xóa án tích:
Điều 107. Xóa án tích
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
Như vậy, người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích trong trường hợp sau:
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý
- Người bị áp dụng biện pháp tư pháp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?