Sẽ chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp về Bộ Công an quản lý?

Sẽ chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp về Bộ Công an quản lý?

Sẽ chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp về Bộ Công an quản lý?

Tại Tiểu mục 2 Mục 2 Báo cáo 219/BC-BNV năm 2025 bổ sung, hoàn thiện Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ do Bộ Nội vụ ban hành có quy định như sau:

II. VỀ ĐIỀU CHUYỂN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA MỘT SỐ BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
[....]
2. Về một số chức năng, nhiệm vụ theo đề xuất của Bộ Công an
2.1. Chuyển 03 nhóm chức năng, nhiệm vụ về Bộ Công an quản lý (không làm tăng đầu mối của Bộ Công an), gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tệ nạn xã hội (đang giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý).
b) Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp (đang giao cho Bộ Tư pháp quản lý).
c) Nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (đang giao cho Bộ Giao thông vận tải quản lý).
2.2. Đối với 04 nhiệm vụ còn lại (theo đề xuất của Bộ Công an tại Văn bản số 3838-CV/ĐUCA ngày 18/12/2024), gồm: (1) Nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu; (2) Nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh; (3) Nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; (4) Nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không); Đề nghị Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho ý kiến về nội dung này để làm cơ sở hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan.

Theo đó, về chức năng, nhiệm vụ theo đề xuất của Bộ Công an. Dự kiến trong thời gian tới sẽ chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp về Bộ Công an quản lý.

Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp đang giao cho Bộ Tư pháp quản lý.

Sẽ chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp về Bộ Công an quản lý?

Sẽ chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp về Bộ Công an quản lý? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp hiện nay?

Tại Điều 9 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp hiện nay như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác lý lịch tư pháp;

+ Quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

+ Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp;

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;

+ Ban hành và quản lý thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về lý lịch tư pháp;

+ Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp;

+ Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực lý lịch tư pháp;

+ Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp.

- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lý lịch tư pháp; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về lý lịch tư pháp;

+ Bảo đảm về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương;

+ Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về lý lịch tư pháp;

+ Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp;

+ Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương.

Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài xin cấp phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?

Tại Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:

Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Theo đó, công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài nếu có nhu cầu thì có thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp ở Sở Tư pháp.

Lý lịch tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lý lịch tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 có nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp về Bộ Công an quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở tư pháp có cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội ở nước ngoài thì về nước có bị ghi án tích không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 06/2024/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/2024/LLTP phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo Thông tư 06?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính Hà Nội mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án có nhiệm vụ gì trong cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích?
Hỏi đáp Pháp luật
Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là gì? Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lý lịch tư pháp
Huỳnh Minh Hân
31 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào