Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính huyện Sóc Sơn TP Hà Nội năm 2024?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính huyện Sóc Sơn TP Hà Nội năm 2024? Nội dung chi công tác cải cách hành chính nhà nước gồm những gì?

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính huyện Sóc Sơn TP Hà Nội năm 2024?

Căn cứ theo Kế hoạch 213/KH-UBND năm 2024 Tại đây, thông tin chi tiết Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính huyện Sóc Sơn TP Hà Nội năm 2024 như sau:

- Đối tượng dự thi:

+ Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các phòng ban đơn vị trực thuộc.

+ Công dân từ đủ 15 tuổi đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện.

- Thời gian tổ chức thi: Từ ngày 01/8/2024 đến 31/8/2024 trên website: http:duthi.socson.tha.vn/dangky

- Dự kiến tổng kết giải: Trong tháng 9/2024

- Cơ cấu giải thưởng:

+ Giải thưởng dành cho cá nhân

++ 01 giải nhất: Giấy khen của BTC kèm theo 1.500.000 đồng/giải.

++ 02 giải nhì: Giấy khen của BTC kèm theo 800.000 đồng/giải.

+ 03 giải ba: Giấy khen của BTC kèm theo 500.000 đồng/giải;

++ 05 giải khuyến khích: Giấy khen của BTC kèm theo 250.000 đồng/giải.

+ Khen thưởng cho các tập thể

Ban Tổ chức cuộc thi sẽ lựa chọn, khen thưởng, trao giấy khen cho 05 tập thể đạt thành tích cao nhất trong triển khai, phát động tham gia cuộc thi (đơn vị có số lượng người tham gia cuộc thi nhiều nhất, số người tham gia cuộc thi có đáp án đúng nhiều nhất, có thời gian tham gia cuộc thi nhanh nhất) .

++ 01 giải nhất: Giấy khen của BTC kèm theo 2.500.000 đồng/giải.

++ 02 giải nhì: Giấy khen của BTC kèm theo 2.000.000 đồng/giải.

++ 02 giải ba: Giấy khen của BTC kèm theo 1.500.000 đồng/giải.

Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính huyện Sóc Sơn TP Hà Nội năm 2024 có thể tham khảo:

Câu 1: Theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương khóa XII thì đến năm 2021 bắt đầu thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn.

Câu 2: Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy định chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ ở cấp huyện do Phòng Nội vụ tham mưu.

Câu 3: Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), nội dung không thuộc quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương là: Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khóa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội.

Câu 4: Đối tượng điều tra xã hội học để đánh giá xác định kết quả Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) là: Người dân, người đại diện cho tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công trong phạm vi thời gian điều tra xã hội học.

Câu 5: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đến năm 2025, tỷ lệ tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính là 90%.

Câu 6: PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Câu 7: PAR INDEX là tên tiếng Anh của chỉ số cải cách hành chính.

Câu 8: Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023 của huyện Sóc Sơn đạt 86,45 %.

Câu 9: Kỷ luật công vụ cán bộ, công chức, viên chức không phải là nội dung thuộc Đề án Văn hóa công vụ được phê duyệt tại Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 10: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đến năm 2030, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt tối thiểu 50%.

Câu 11: Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy định trường hợp không tổ chức riêng Phòng Y tế ở UBND cấp huyện thì chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực y tế do Văn phòng HĐND và UBND thực hiện.

Câu 12: Thực hiền đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao không phải là quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân?

Câu 13: Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ quy định UBND cấp huyện quyết định việc thành lập hay không thành lập các phòng thuộc UBND cấp huyện.

Câu 14: Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019, nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ là: Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ, giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức đơn vị.

Câu 15: Theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.

Câu 16: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực thủ tục hành chính trọng tâm: Thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan, công an,.. và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.

Câu 17: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, đến năm 2025, tỷ lệ tối thiểu thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời là 90%.

Câu 18: Theo quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên là: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Câu 19: Theo Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2019, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập là đúng.

Câu 20: Theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ, tích hợp, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ không cần thiết hoặc có nội dung thông tin trùng lặp dựa vào cơ sở: Ứng dụng các công nghệ số, các cơ sở dữ liệu sẵn có.

Câu 21: Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019, nội dung nào sau đây là nguyên tắc tuyển dụng công chức: Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; Bảo đảm tính cạnh tranh; Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Câu 22: Công dân có thể thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp, cấp lại giấy phép lái xe tại huyện Sóc Sơn từ ngày 02/5/2024.

Câu 23: Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP, ngày 8/6/2010 và NĐ 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, ngày 7/8/2017 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính. “Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật cá nhân trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.” là trách nhiệm của Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

Câu 24: Thời gian giải quyết để cấp đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định.

Câu 25: Cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị đối với các quy định hành chính tới các cơ quan Nhà nước: Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

Câu 26: Thời gian giải quyết thủ tục Khai báo đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Câu 27: Thời hạn tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý phản ánh, kiến nghị từ Văn phòng Chính phủ, Bộ, Ngành, địa phương khác chuyển đến Thành phố Hà Nội là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị.

Câu 28: Các quận, huyện được ủy quyền để thực hiện thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe tại bộ phận “Một cửa” gồm: Sóc Sơn, Nam Từ Liêm, Long Biên, Mỹ Đức, Đông Anh, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây.

Câu 29: Công dân muốn biết mã hồ sơ của hồ sơ đã nộp trên cổng dịch vụ công Hà Nội (https://dichvucong.hanoi.gov.vn/) cần thực hiện thao tác sau: Đăng nhập vào cổng dịch vụ công Hà Nội (https://dichvucong. hanoi.gov.vn/) > Kho dữ liệu cá nhân > Hồ sơ của tôi

Câu 30: Khái niệm nào sau đây là đúng: Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

Câu 31: Khi đăng ký dịch vụ công trực tuyến qua trang Web https://dichvucong.hanoi.gov.vn để chọn cơ quan có thẩm quyền xử lý, công dân phải thực hiện các thao tác sau:

- Truy cập vào trang web đăng ký dịch vụ công trực tuyến theo đường dẫn: https://dichvucong.hanoi .gov.vn.

- Chọn “Đăng ký trực tuyến” và chọn cấp thẩm quyền để tìm kiếm thủ tục theo: NỘP HỒ SƠ TẠI PHƯỜNG/XÃ/THỊ TRẤN; NỘP HỒ SƠ TẠI QUẬN/HUYỆN/THỊ XÃ; NỘP HỒ SƠ TẠI SỞ/NGÀNH.

- Tìm kiếm thủ tục và nhấn thực hiện đăng ký. Chọn cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong màn hình đăng ký hồ sơ trực tuyến.

Câu 32: Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có lợi ích gì cho người dân:

- Giúp người nông dân biết tích hợp, kết nối thông tin dữ liệu về giá cả thị trường, mua bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

- Mua phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, giống, mua dữ liệu để phục vụ sản xuất.

Câu 33: Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025 trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt ra mục tiêu tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là Trên 50%.

Câu 34: Văn hóa số là: chuẩn mực đạo đức của con người trong môi trường số.

Câu 35: Tổng chỉ số thành phần trong Bộ Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp Huyện theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 19/2/2024 của UBND Thành phố Hà Nội là 60.

Câu 36: Chính phủ số đặt ra mục tiêu chính:

- Phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội tốt hơn

- Làm cho xã hội minh bạch hơn

- Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình

Câu 37: Người dân & Doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực cho chuyển đổi số?

Câu 38: Theo Kế hoạch 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: Đến năm 2025, tỷ lệ TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp DVCTT toàn trình là: 90%.

Câu 39: Theo Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 21/9/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025: Xã Dương Xá trên địa bàn huyện được chọn thí điểm triển khai mô hình xã nông thôn mới thông minh

Câu 40: Theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030, Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để Cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Câu 41: Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, người dân là trung tâm của chuyển đổi số?

Câu 42: Công dân có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử ở: Mức 1 công dân đăng ký trực tiếp trên ứng dụng VNeID; mức 2 công dân đến Công an tỉnh (Phòng PC06), Công an huyện, thành phố (Đội Cảnh sát QLHC về TTXH) và đến Công an làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử.

Câu 43: Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là: tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam (gồm 18 trường thông tin) được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin (do Bộ Công an quản lý) để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

Câu 44: Đối tượng nào đủ điều kiện cấp tài khoản định danh điện tử:

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ

- Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản ĐDĐT của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Câu 45: Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp: Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Câu 46: Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân: Khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.

Câu 47: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình được quy định như thế nào theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP: Phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5.000.000 đồng

Câu 48: Theo quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được đơn vị dự toán cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt:

Câu 49: Theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm những đơn vị:

- Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên dưới 10%

- Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp

Câu 50: Họp xem xét của lãnh đạo về Hệ thống quản lý chất lượng: Là bắt buộc phải được thực hiện nhằm xem xét hiệu quả, hiệu lực hệ thống và đưa ra các định hướng cải tiến hệ thống.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/07082024/cai-cach-hanh-chinh%20(1).jpg

Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính huyện Sóc Sơn TP Hà Nội năm 2024? (Hình từ Internet)

Nội dung chi công tác cải cách hành chính nhà nước gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 26/2019/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 33/2022/TT-BTC, nội dung chi công tác cải cách hành chính nhà nước gồm:

- Chi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; chi quản lý và điều hành thực hiện Chương trình.

- Chi xây dựng đề cương chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, 5 năm, 10 năm; xây dựng báo cáo cải cách hành chính chuyên đề, định kỳ

- Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác cải cách hành chính nhà nước tại các bộ, địa phương.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ công tác cải cách hành chính.

- Chi xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của các bộ, địa phương.

- Chi tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức phục vụ cho công tác cải cách hành chính.

- Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát phục vụ công tác cải cách hành chính; điều tra, khảo sát sự hài lòng của các cá nhân, tổ chức về cải cách hành chính.

- Chi tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ và các hội nghị, hội thảo khác liên quan đến công tác cải cách hành chính.

- Chi thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính

+ Chi xây dựng tin, bài, ấn phẩm, sản phẩm truyền thông về cải cách hành chính; chi thiết kế băng rôn, pano, khẩu hiệu để tuyên truyền về cải cách hành chính.

+ Chi xây dựng, duy trì thường xuyên các chuyên mục về cải cách hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi xây dựng, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu cải cách hành chính, website cải cách hành chính.

+ Chi tổ chức các cuộc thi, hội thi về cải cách hành chính.

- Chi cho đoàn công tác khảo sát, học tập kinh nghiệm về cải cách hành chính ở trong nước và nước ngoài.

- Chi thuê chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài.

- Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động cải cách hành chính.

- Chi thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện cải cách hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Chi hoạt động Bộ phận Một cửa.

- Chi xây dựng, duy trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính

- Một số khoản chi khác phục vụ công tác cải cách hành chính:

+ Chi làm thêm giờ.

+ Chi mua các ấn phẩm, sách báo, tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu về cải cách hành chính.

+ Chi dịch tài liệu.

+ Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị.

+ Các chi phí khác phục vụ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

Nguồn kinh phí chi công tác cải cách hành chính nhà nước lấy từ đâu?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 26/2019/TT-BTC, nguồn kinh phí chi công tác cải cách hành chính nhà nước lấy từ các nguồn dưới đây:

- Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác cải cách hành chính của bộ, địa phương được bố trí trong dự toán hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

- Kinh phí thực hiện việc áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sử dụng từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Kinh phí thực hiện việc áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác theo nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này do các cơ quan, đơn vị, tổ chức tự đảm bảo và được hạch toán và quyết toán vào chi phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp và tổ chức khác.

Cải cách hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cải cách hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đợt 1 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính tỉnh Bình Thuận năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Cao Bằng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu công tác cải cách hành chính tỉnh Sơn La năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính huyện Sóc Sơn TP Hà Nội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chỉ số cải cách hành chính là gì? Bộ nào có kết quả chỉ số cải cách hành chính cao nhất và thấp nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu của kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023 là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được xác định như thế nào trong giai đoạn 2022-2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cải cách hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
1,740 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cải cách hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào