Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?

Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?

Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?

Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP có quy định mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mẫu số 02 như sau:

Xem chi tiết mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại đây.

Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?

Tại Điều 10 Nghị định 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan;

Lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

- Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?

Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Hội đồng tư vấn thẩm định xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thành lập phải có sự tham gia của ai?

Tại Điều 13 Nghị định 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Điều 13. Trách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chính phủ trình, nghị định của Chính phủ đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng;
b) Tổ chức nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ;
c) Thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu tại khoản 3 Điều 39, khoản 3 Điều 88 của Luật. Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định;
d) Đề nghị cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ thuyết trình về đề nghị xây dựng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến các chính sách trong đề nghị;
đ) Trường hợp cần thiết, tổ chức các hội thảo, tọa đàm về đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ.
[...]

Như vậy, Hội đồng tư vấn thẩm định xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thành lập phải có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.

Theo đó, thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định sẽ có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và phát biểu ý kiến thẩm định theo các nội dung yêu cầu.

Lưu ý: Hội đồng tư vấn thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định;

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Quản lý thuế mới nhất năm 2024 là Luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 08/2024/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ luật Tố tụng dân sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 08/2024/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Công điện có phải văn bản quy phạm pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Thuế tài nguyên mới nhất năm 2024 là Luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo đánh giá tác động của chính sách theo Nghị định 59?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Lương Thị Tâm Như
13 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào