Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có cần lập nhật ký tập sự không?
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có cần lập nhật ký tập sự không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Điều 8. Nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự; kiểm tra, giám sát việc tập sự
1. Người tập sự lập nhật ký tập sự hành nghề Thừa phát lại để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong suốt thời gian tập sự. Nhật ký tập sự có xác nhận hàng tuần của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự khi kết thúc quá trình tập sự.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, người tập sự phải gửi nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự để xem xét công nhận hoàn thành tập sự. Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự về việc người tập sự đã hoàn thành tập sự; trường hợp không công nhận hoàn thành tập sự thì Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Trường hợp người tập sự gửi nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự không trong thời hạn quy định tại khoản này mà không có lý do chính đáng thì Sở Tư pháp không công nhận hoàn thành tập sự và thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Người tập sự có quyền khiếu nại về việc Sở Tư pháp không công nhận hoàn thành tập sự.
[...]
Theo đó, người tập sự hành nghề Thừa phát lại bắt buộc phải lập nhật ký tập sự để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong suốt thời gian tập sự và nộp cho Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự để xem xét công nhận hoàn thành tập sự sau khi kết thúc thời gian tập sự.
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại có cần lập nhật ký tập sự không? (Hình từ Internet)
Thừa phát lại phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề mới được hướng dẫn tập sự?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Điều 9. Điều kiện nhận, hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phải có Thừa phát lại đáp ứng đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thừa phát lại hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề Thừa phát lại. Thừa phát lại bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại thì sau 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại. Trong cùng một thời gian, 01 Thừa phát lại không được hướng dẫn nhiều hơn 03 người tập sự.
3. Thừa phát lại từ chối hướng dẫn tập sự trong trường hợp không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều này; thuộc trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 10 của Thông tư này; bị tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại; vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác.
Thừa phát lại từ chối hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản này phải thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự. Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phân công một Thừa phát lại khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự; trường hợp Văn phòng Thừa phát lại không có Thừa phát lại khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp chỉ định một Văn phòng Thừa phát lại khác nhận tập sự; trường hợp không có Văn phòng Thừa phát lại đủ điều kiện nhận tập sự thì thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do cho người tập sự.
Như vậy, Thừa phát lại phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề Thừa phát lại thì mới được hướng dẫn tập sự.
Trường hợp Thừa phát lại bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại thì sau 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Trong cùng một thời gian, 01 Thừa phát lại không được hướng dẫn nhiều hơn 03 người tập sự.
Thừa phát lại chưa đủ số năm kinh nghiệm nhưng hướng dẫn tập sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 32. Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng;
b) Không mặc trang phục thừa phát lại hoặc không đeo thẻ thừa phát lại theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung thẻ thừa phát lại;
b) Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định;
c) Hướng dẫn tập sự hành nghề thừa phát lại khi không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định;
[...]
Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[...]
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
[...]
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
[..]
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại;
[...]
Từ các căn cứ trên, thừa phát lại chưa đủ số năm kinh nghiệm hành nghề Thừa phát lại nhưng hướng dẫn tập sự sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?