Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019 quy định vật liệu và thuốc thử:
5 Vật liệu và thuốc thử
5.1 Chó khỏe mạnh: Chó mẫn cảm từ 2 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi, không mắc bệnh ký sinh trùng, chưa được tiêm vắc xin dại hoặc kiểm tra huyết thanh có kết quả âm tính với kháng thể chống lại vi rút dại.
5.2 Chuột lang khỏe mạnh: Chuột lang trọng lượng từ 250 g đến 300 g
5.3 Chuột nhắt trắng khỏe mạnh: Chuột nhắt trắng trọng lượng từ 12 g đến 15 g
5.4 Dung dịch PBS pH 7,4
5.5 Huyết thanh ngựa
5.6 Kit ELISA phát hiện kháng thể dại
5.6 Nước muối sinh lý 0,9 %
Vắc xin phòng bệnh dại được kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, độ vô trùng bằng các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm, các chỉ tiêu tính an toàn và tính hiệu lực được đánh giá trên các động vật thí nghiệm.
Như vậy, vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó bao gồm:
- Chó khỏe mạnh
- Chuột lang trọng lượng từ 250 g đến 300 g
- Chuột nhắt trắng trọng lượng từ 12g đến 15g
- Dung dịch PBS pH 7,4
- Huyết thanh ngựa
- Kit ELISA phát hiện kháng thể dại
- Nước muối sinh lý 0,9%
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh dại trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019? (Hình từ Internet)
Quy trình kiểm tra hiệu lực bằng phương pháp NIH theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Căn cứ Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019 quy định quy trình kiểm tra hiệu lực bằng phương pháp NIH như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vắc xin
Pha Vắc xin mẫu chuẩn bằng dung dịch đệm PBS (5.4) để có được độ pha có chứa 1 UI/ ml. Phân chia vào các ống một lượng vắc xin đủ dùng cho 1 lần pha tiêm miễn dịch.
Pha vắc xin thử: nếu là vắc xin đông khô phải hoàn nguyên bằng nước hồi chỉnh cho tới nồng độ liều tiêm cho người.
Dung dịch vắc xin mẫu chuẩn (1 UI/ ml) và dung dịch vắc xin mẫu thử đã hoàn nguyên tiếp tục được pha thành 3 độ pha bậc 5 trong dung dịch đệm PBS . Các độ pha được chọn sao cho có ED50 trung bình không nằm ngoài các độ pha loãng của vắc xin.
Bước 2: Động vật thí nghiệm
- Lô thí nghiệm: 96 chuột nhắt trắng
- Lô đối chứng: 40 chuột nhắt trắng
Bước 3: Gây miễn dịch
- Lô thí nghiệm: mỗi độ pha loãng vắc xin được gây miễn dịch cho ít nhất 16 chuột nhắt trắng. Mỗi chuột tiêm 0,5 ml vào phúc mạc. Tiêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 7.
- Lô đối chứng: 40 chuột không sử dụng vắc xin, nuôi song song trong cùng điều kiện với lô thí nghiệm.
Bước 4: Công cường độc
[1] Chuẩn bị giống công cường độc
Giống Dại CVS được pha loãng với nước muối sinh lý 0,9 % (5.6) có bổ sung 2 % huyết thanh ngựa. 1 liều công cường độc có chứa 25 - 50 LD50/1 chuột.
[2] Cách tiến hành
Lấy độ pha 10-5, tiêm cho tất cả nhóm chuột miễn dịch, mỗi chuột 0,03 ml vào não.
Theo dõi chuột 14 ngày sau công cường độc.
Những chuột liệt hoặc chết sau ngày thứ 5 mới được tính vào kết quả. Những chuột có dấu hiệu co giật, liệt, rối loạn vận động được coi như chết vì bệnh dại.
Cần ghi chép kết quả hàng ngày. Đọc kết quả cuối cùng vào ngày thứ 14 sau công cường độc.
Hiệu giá chủng cường độc CVS tính theo phương pháp Reed & Muench
- Tiến hành gây nhiễm chuột miễn dịch như bảng sau:
- Tiến hành gây nhiễm chuột đối chứng như bảng sau:
Bước 5: Đánh giá kết quả
- ED50 của vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin thử nghiệm đều nằm trong khoảng giữa liều tiêm lớn nhất và liều tiêm nhỏ nhất.
- Giới hạn độ tin cậy của công hiệu tương quan nằm trong khoảng 25 % đến 400 %.
- Tiêu chuẩn:
+ LD50 của chủng cường độc phải nằm trong khoảng 10-100 LD50/ 0,3 ml
+ Công hiệu của vắc xin phải không nhỏ hơn 2,5 IU/ liều.
+ Chỉ số RP (the Relative Potency) được tính như sau: Số đảo nghịch của ED50 vắc xin thử/ số đào nghịch của ED50 vắc xin tham chiếu.
Quy trình kiểm tra hiệu lực trên chó theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019?
Căn cứ Phụ lục C ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-31:2019 quy định quy trình kiểm tra hiệu lực trên chó như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vắc xin
Dùng bơm tiêm vô trùng hút và trộn 3 chai vắc xin vào một chai đã được tiệt trùng. Lắc đều trước khi lấy thuốc tiêm miễn dịch.
Bước 2: Động vật thí nghiệm
- Lô thí nghiệm: 25 chó
- Lô đối chứng: 10 chó
Chó được nuôi dưỡng và nhốt trong các chuồng chuyên dụng cách ly tốt.
Bước 3: Gây miễn dịch
- Lô thí nghiệm: Chó được tiêm với 1 liều vắc xin sử dụng/dưới da.
- Lô đối chứng: Không sử dụng vắc xin.
Bước 4: Thời gian theo dõi
Theo dõi hàng ngày và 30 ngày sau khi tiêm, tất cả chó được lấy máu chắt huyết thanh để kiểm tra đáp ứng kháng thể.
Bước 5: Đánh giá kết quả
- Sử dụng phương pháp ELISA và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất Kít (Ví dụ sử dụng Kít ELISA của hãng Synbiotics - Protocol "SERALISA Rabies Ab Mono Indirect, Synbiotics, France")[1]
- Lô vắc xin đạt tiêu chuẩn hiệu lực khi 80 % chó miễn dịch có kết quả ELISA Titer > 0,6.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?