Người sử dụng lao động được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?

Người sử dụng lao động được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào? Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?

Người sử dụng lao động được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?

Căn cứ theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

[1] Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

[2] Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

[3] Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;

[4] Thuộc trường hợp không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024;

Người sử dụng lao động được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào? (Hình từ Internet)

Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 40. Biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Như vậy, biện pháp xử lý hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

- Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và số ngày chậm đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là hành vi sau:

- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.

- Truy cập, khai thác, cung cấp cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật.

- Đăng ký, báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Thông đồng, móc nối, bao che, giúp sức cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Cầm cố, mua bán, thế chấp, đặt cọc sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức.

- Hành vi khác theo quy định của luật.

Lưu ý, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nộp báo cáo về lao động của doanh nghiệp năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin gì khi giao kết hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nghỉ thai sản trái phép?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bao lâu 1 lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nào có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi có yêu cầu? Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đối với yêu cầu của người lao động được thực hiện khi đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có lập đoàn điều tra tai nạn trên đường đi làm về không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người sử dụng lao động
Nguyễn Tuấn Kiệt
318 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào