Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh?

Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh? Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam không?

Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh?

Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển, đảo, biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh kỳ 2: Bắt đầu từ 10h00 ngày 05/07/2024 và kết thúc vào 18h00 ngày 11/08/2024.

Nội dung của Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh:

- Kiến thức, hiểu biết về chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về biên giới, biển, đảo.

- Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Luật Biển Việt Nam 2012.

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

- Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

- Luật Biên giới quốc gia 2003.

- Luật Biên phòng Việt Nam 2000.

- Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.

- Những thành tựu xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biên giới, biển, đảo của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.

Dưới đây là Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh:

Câu: 1

D. Có tổng số 98 vị trí mốc giới/176 cột mốc.

Biên giới đất liền của tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp với Trung Quốc có số vị trí mốc giới và cột mốc

Câu: 2

C. 1553 km2

Vịnh Hạ Long có diện tích số km2?

Câu: 3

A1994

Lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm

Câu: 4

B. Ngày 16/11/1994

Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm

Câu: 5

A. 1 cửa khẩu

Quảng Ninh có số cửa khẩu quốc tế

Câu: 6

A. Việt Nam

Quốc gia nào dưới đây đã xác lập chủ quyền phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Câu: 7

C. Không quá 12 giờ

Theo Luật Biên phòng Việt Nam 2020, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng qua lại cửa khẩu phụ, lối mở trong thời gian

Câu: 8

B. Gần 2.773 đảo

Việt Nam có số đảo lớn, nhỏ

Câu: 9

D. Cô Tô

Địa phương cấp huyện duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng tượng Người khi còn sống


Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh?

Đáp án Kỳ 3 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh? (Hình từ Internet)

Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam không?

Theo Điều 41 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:

Điều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Viêt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng.
2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
3. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.

Theo đó, Việt Nam có quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Các hành vi bị cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam gồm những hành vi nào?

Theo Điều 37 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về các hành vi bị cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như sau:

(1) Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;

(2) Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;

(3) Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;

(4) Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;

(5) Khoan, đào trái phép;

(6) Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;

(7) Gây ô nhiễm môi trường biển;

(8) Cướp biển, cướp có vũ trang;

(9) Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào