Đồng tiền thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ là đồng tiền nào?

Đồng tiền thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ là đồng tiền nào?

Khách hàng phải đáp ứng điều kiện gì về tài chính thì ngân hàng mới xem xét, quyết định thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 21/2024/TT-NHNN, ngân hàng xem xét, quyết định thương lượng thanh toán khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Thư tín dụng để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;

- Bộ chứng từ đủ điều kiện quy định tại Điều 32 Thông tư 21/2024/TT-NHNN;

- Có phương án sử dụng vốn khả thi;

- Có khả năng tài chính để hoàn trả số tiền được thương lượng thanh toán.

Như vậy, khách hàng phải có khả năng tài chính để hoàn trả số tiền được thương lượng thanh toán và phải đáp ứng đủ điều kiện trên thì mới được ngân hàng mới xem xét, quyết định thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng.

Đồng tiền thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ là đồng tiền nào?

Đồng tiền thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ là đồng tiền nào? (Hình từ Internet)

Đồng tiền thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ là đồng tiền nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 33. Đồng tiền thương lượng thanh toán
1. Đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng đồng Việt Nam, ngân hàng thương lượng thanh toán bằng đồng Việt Nam cho khách hàng.
2. Đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ, ngân hàng thương lượng thanh toán bằng ngoại tệ ghi trên thư tín dụng hoặc thương lượng thanh toán quy đổi ra đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ khác theo tỷ giá thỏa thuận.

Như vậy, theo quy định trên, đồng tiền thương lượng thanh toán đối với bộ chứng từ theo thư tín dụng phát hành bằng ngoại tệ là đồng ngoại tệ ghi trên thư tín dụng hoặc có thể thương lượng thanh toán quy đổi ra đồng Việt Nam, đồng ngoại tệ khác theo tỷ giá thỏa thuận.

Phương thức thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng gồm những phương thức gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về phương thức thương lượng thanh toán như sau:

Điều 35. Phương thức thương lượng thanh toán
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức thương lượng thanh toán sau đây:
1. Mua có kỳ hạn bộ chứng từ theo thư tín dụng là việc ngân hàng mua và nhận chuyển giao bộ chứng từ theo thư tín dụng chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng phải cam kết hoàn trả số tiền được thương lượng thanh toán, lãi suất và chi phí sau một khoảng thời gian được xác định tại thỏa thuận thương lượng thanh toán.
2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng là việc ngân hàng mua bộ chứng từ và nhận chuyển giao bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, ngân hàng có quyền truy đòi khách hàng trong trường hợp ngân hàng không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ ngân hàng có trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ khi đến hạn thanh toán thư tín dụng. Khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền thương lượng thanh toán, lãi suất thương lượng thanh toán và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động thương lượng thanh toán trong trường hợp ngân hàng không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ ngân hàng có trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ.

Như vậy, phương thức thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo thư tín dụng gồm có 02 phương thức, bao gồm:

- Phương thức mua có kỳ hạn bộ chứng từ theo thư tín dụng;

- Phương thức mua có bảo lưu quyền truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng.

Thỏa thuận thương lượng thanh toán gồm có bao nhiêu nội dung chính?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 37. Thỏa thuận thương lượng thanh toán
1. Thỏa thuận thương lượng thanh toán phải bao gồm tối thiểu các nội dung chính sau:
a) Thông tin về các bên có liên quan bao gồm ngân hàng thương lượng, bên thụ hưởng và các bên liên quan khác (nếu có);
b) Thông tin về bộ chứng từ kèm thư tín dụng, các thông tin khác theo yêu cầu của ngân hàng thương lượng;
c) Giá thương lượng thanh toán;
d) Đồng tiền thương lượng thanh toán;
đ) Phương thức thương lượng thanh toán;
e) Thời hạn thương lượng thanh toán;
g) Lãi suất, lãi suất phạt và các chi phí liên quan;
h) Các trường hợp chấm dứt thỏa thuận thương lượng thanh toán trước thời hạn (nếu có);
i) Xử lý vi phạm;
k) Hiệu lực của thỏa thuận thương lượng thanh toán;
l) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
[......]

Như vậy, theo quy định trên thì thỏa thuận thương lượng thanh toán có ít nhất 11 nội dung chính, cụ thể như sau:

(1) Thông tin về các bên có liên quan bao gồm ngân hàng thương lượng, bên thụ hưởng và các bên liên quan khác (nếu có);

(2) Thông tin về bộ chứng từ kèm thư tín dụng, các thông tin khác theo yêu cầu của ngân hàng thương lượng;

(3) Giá thương lượng thanh toán;

(4) Đồng tiền thương lượng thanh toán;

(5) Phương thức thương lượng thanh toán;

(6) Thời hạn thương lượng thanh toán;

(7) Lãi suất, lãi suất phạt và các chi phí liên quan;

(8) Các trường hợp chấm dứt thỏa thuận thương lượng thanh toán trước thời hạn (nếu có);

(9) Xử lý vi phạm;

(10) Hiệu lực của thỏa thuận thương lượng thanh toán;

(11) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Các bên có thể lập thỏa thuận thương lượng thanh toán cụ thể đối với từng giao dịch hoặc thỏa thuận khung áp dụng chung đối với tất cả các giao dịch thương lượng thanh toán, đính kèm thỏa thuận cụ thể.

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Cách cập nhật sinh trắc học Agribank chi tiết, mới nhất? Từ 01/01/2025, chuyển tiền bao nhiêu có cần xác thực sinh trắc học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung kiểm toán độc lập của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 51/2024/TT-NHNN kiểm toán độc lập với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng có giấy tờ tùy thân sắp hết hạn tối thiểu bao lâu từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Techcombank là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng Techcombank ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
ACB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng ACB nằm ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sacombank là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng Sacombank ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
367 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào