Cá nhân kinh doanh không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật hàng hóa thì có phải bồi thường hay không?

Cá nhân kinh doanh không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật hàng hóa thì có phải bồi thường hay không?

Cá nhân kinh doanh không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật hàng hóa thì có phải bồi thường hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Điều 34. Bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 35 của Luật này.
[...]

Theo đó, cá nhân kinh doanh không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật hàng hóa vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, trừ trường hợp sau:

- Khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, công nghệ của thế giới tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;

- Cá nhân kinh doanh đã áp dụng đầy đủ các biện pháp quy định tại Điều 32 và Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 nhưng người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố ý sử dụng sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cá nhân kinh doanh không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật hàng hóa thì có phải bồi thường hay không?

Cá nhân kinh doanh không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật hàng hóa thì có phải bồi thường hay không? (Hình từ Internet)

Cá nhân kinh doanh phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trước hay sau khi thu hồi hàng hóa có khuyết tật?

Căn cứ Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Điều 32. Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định tại Điều 33 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở trung ương có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, cá nhân kinh doanh phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cả trước và sau khi thu hồi hàng hóa có khuyết tật.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 57. Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, cá nhân kinh doanh không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng, người tiêu dùng có phải tự ghi ngày, tháng, năm giao kết không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm gì khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân kinh doanh không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật hàng hóa thì có phải bồi thường hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng giá cả hàng hóa trong dịp Tết Đoan Ngọ 2024 có bị xử phạt hay không? Hành vi đưa tin thất thiệt giá cả hàng hóa bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn công bố danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào tổ chức, cá nhân kinh doanh được miễn trách nhiệm bồi thường đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2024, quy trình đổi trả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch từ xa phải có các thông tin gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng áp dụng từ ngày 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích của việc thanh tra kiểm tra về giá là gì? Thanh tra kiểm tra về giá thực hiện trên nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
344 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào