Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định nào?
Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Đón, trả hành khách đúng nơi quy định; hướng dẫn sử dụng trang thiết bị an toàn trên xe; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe;
- Vận chuyển hành khách đúng lịch trình, lộ trình đã đăng ký, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Không chở hành khách trên nóc xe, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
- Không chở hàng hóa nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu hành, hàng lậu, động vật hoang dã, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách, môi trường;
- Không chở quá số người, chở hành lý, hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật;
- Không chở hàng hóa trong khoang chở hành khách.
Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định nào? (Hình từ Internet)
Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển hành khách có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách như sau:
Điều 45. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách
[..]
2. Người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển hành khách có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trước khi cho xe khởi hành phải kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe, hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông đường bộ và thoát hiểm khi gặp sự cố;
c) Hướng dẫn, yêu cầu, kiểm tra người trên xe thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
d) Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn;
đ) Giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe;
e) Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan Công an trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
g) Thực hiện các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương II của Luật này.
Như vậy, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển hành khách có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;
- Trước khi cho xe khởi hành phải kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe, hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông đường bộ và thoát hiểm khi gặp sự cố;
- Hướng dẫn, yêu cầu, kiểm tra người trên xe thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Cụ thể:
Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
- Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn;
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe;
- Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan Công an trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Thực hiện các quy tắc giao thông đường bộ khác quy định tại Chương II Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
Tài xế xe ô tô để hàng hóa trong khoang chở hành khách bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
[...]
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;
b) Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật);
c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;
d) Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;
đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;
e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;
[...]
Như vậy, tài xế xe ô tô có hành vi để hàng hóa trong khoang chở hành khách thì bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?