Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?

Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?

Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu Mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991 quy định các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như sau:

- Màu sắc: Da nguyên liệu phải có màu sắc đặc trưng của da

Tùy theo thể trạng của động vật béo hay gầy mà mặt trong của da có màu từ trắng hồng đến xanh nhạt. Không cho phép có các vết tụ máu, khi soi ra ánh sáng không được có các vết máu khô.

- Da phải có mùi đặc trưng, không cho phép có mùi thối, rữa hoặc các mùi lạ khác.

- Tấm da phải nguyên vẹn. Không có các hiện tượng mủn da, rụng lông và thối rữa thành từng mảng. Da ướp muối hoặc ngâm muối phải dai và đàn hồi, khi ấn ngón tay lên da không để lại dấu lún trên mặt da.

- Da phải được lọc sạch các vết thịt, mỡ, bạc nhạc và màng nhầy ở phía mặt trong của da. Da không được dính các tạp chất cơ học như đất cát, xương vụn, mảnh thủy tinh, kim loại và các chất khác.

- Bề mặt của da không được có các di chứng của một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và côn trùng. Không có các lỗ thủng, sẹo, vết nhám, nốt sần hay các đám lông rụng gây ra bởi côn trùng Dermestees, nấm da Dermatophytosis, vi khuẩn Streptothricosis, ký sinh trùng Demodex, một số bệnh truyền nhiễm như loét da quăn tai; Enosa bovum, bệnh đậu và đóng dấu lợn.

Da không được có các vệt muội do vi khuẩn ưa mặn gây ra.

Da không được có các vệt rám đen hoặc mốc trắng do các loại sinh ra.

Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991?

Các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991? (Hình từ Internet)

Các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ của da nguyên liệu được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Tiểu Mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991 quy định các yêu cầu về cảm quan và hình dạng bên ngoài của da nguyên liệu được quy định như sau:

[1] Không được sử dụng da của động vật bị chết trước khi giết mổ vì bất kỳ nguyên nhân nào.

[2] Ngoài việc loại bỏ da có các di chứng của các bệnh đã ghi ở mục 2.2.5 TCVN 5365:1991 da động vật bị nhiễm các bệnh dưới đây cũng bị loại bỏ:

- Nhiệt thán (Anthrax);

- Sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis);

- Bệnh tỵ thư (Malleus);

- Lở mồm long móng (Aphtae epizootica);

- Đóng dấu lợn (Erysipelosis suum);

- Dịch tả trâu bò (Rinderpest);

- Ung khí thán (Black leg);

- Bệnh dại (Rabies);

- Viêm hạch lâm ba truyền nhiễm (lymphagangliotis epizooti)

- Viêm hạch truyền nhiễm ngựa (Coryza Contagios Equorum).

[3] Trong kiểm nghiệm vệ sinh thú y đối với da bắt buộc phải làm phản ứng Ascoli theo TCVN 5274-90.

Vệ sinh thú y trong bao gói, bảo quản và vận chuyển da phải đáp ứng yêu các yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5365:1991 quy định về yêu cầu vệ sinh thú y trong bao gói, bảo quản và vận chuyển da như sau:

3. Yêu cầu vệ sinh thú y trong bao gói, bảo quản và vận chuyển da.
3.1. Da phải được bảo quản nơi khô, mát và hợp vệ sinh. Trước và sau khi bảo quản da khô phải được vệ sinh và tiêu độc theo TCVN 5377-91.
3.2. Không bảo quản chung da với thực phẩm hoặc các chất hóa học gây nhiễm mùi, độc hại….
3.3. Bao bì dùng để bao gói, bảo quản và vận chuyển da ướp muối, ngâm muối phải là loại không thấm nước và phù hợp với yêu cầu vệ sinh thú y.
3.4. Da ướp muối và ngâm muối phải được vận chuyển bằng các phương tiện kín đáy không để chảy hoặc thấm nước ra ngoài.
3.5. Da khô khi vận chuyển phải được bao gói kín, hợp yêu cầu vệ sinh thú y.
3.6. Da phải được vận chuyển riêng biệt, không vận chuyển chung với thực phẩm và các loại hàng hóa khác.
3.7. Trước và sau khi vận chuyển da các phương tiện dùng để vận chuyển phải được vệ sinh và tiêu độc theo đúng quy định của nhà nước.

Như vậy, vệ sinh thú y trong bao gói, bảo quản và vận chuyển da phải đáp ứng yêu các yêu cầu sau:

- Da phải được bảo quản nơi khô, mát và hợp vệ sinh. Trước và sau khi bảo quản da khô phải được vệ sinh và tiêu độc theo TCVN 5377-91.

- Không bảo quản chung da với thực phẩm hoặc các chất hóa học gây nhiễm mùi, độc hại….

- Bao bì dùng để bao gói, bảo quản và vận chuyển da ướp muối, ngâm muối phải là loại không thấm nước và phù hợp với yêu cầu vệ sinh thú y.

- Da ướp muối và ngâm muối phải được vận chuyển bằng các phương tiện kín đáy không để chảy hoặc thấm nước ra ngoài.

- Da khô khi vận chuyển phải được bao gói kín, hợp yêu cầu vệ sinh thú y.

- Da phải được vận chuyển riêng biệt, không vận chuyển chung với thực phẩm và các loại hàng hóa khác.

- Trước và sau khi vận chuyển da các phương tiện dùng để vận chuyển phải được vệ sinh và tiêu độc theo đúng quy định của nhà nước.

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định chung về các loại phép thử trong lựa chọn người thử nghiệm nhân trắc sản phẩm công nghiệp theo TCVN 7633:2007?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường ô tô lâm nghiệp được chia làm mấy cấp theo TCVN7025:2002?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng vitamin D3 trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh theo TCVN 11675 : 2016?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Hỏi đáp Pháp luật
Sức chứa tối thiểu và tối đa của nhà văn hóa thể thao là bao nhiêu người theo TCVN 9365:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm mấy loại theo TCVN 9257:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro an toàn thông tin được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10295 : 2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các công trình thể thao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4603:2012?
Hỏi đáp Pháp luật
Khuôn khổ theo dõi và đo lường sự thỏa mãn của khách hàng được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10004:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Tuấn Kiệt
584 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào