Dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính có phải chịu thuế GTGT không?

Dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính có phải chịu thuế GTGT không? Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm có quyền và trách nhiệm gì?

Dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính có phải chịu thuế GTGT không?

Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định hoạt động công nghiệp phần mềm:

Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm
[...]
3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;
g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
i) Các dịch vụ phần mềm khác.

Căn cứ khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
[...]
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
[...]

Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

Việc quét mã độc là hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin máy tính nên sẽ rơi vào trường hợp là dịch vụ phần mềm.

Theo quy định trên, dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính thuộc dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin trong hoạt động công nghiệp phần mềm

Tuy nhiên, dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Như vậy, dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính không chịu thuế GTGT.

Trong trường hợp nếu không tách riêng dịch vụ phần mềm được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

Dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính có phải chịu thuế GTGT không?

Dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính có phải chịu thuế GTGT không? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào là người nộp thuế GTGT?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định người nộp thuế GTGT là các đối tượng sau:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo pháp luật

- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam

- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm có quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm như sau:

- Tham gia nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghệ thông tin

- Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin

- Số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin

- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ do mình tạo ra và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật

- Bảo đảm điều kiện và tuân thủ các quy định của pháp luật

- Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu - phát triển, sản xuất

- Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15/3, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo.

- Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.

- Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.

Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế giá trị gia tăng
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ rà quét mã độc cho hệ thống máy tính có phải chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo cập nhật mới nhất, thời hạn nộp thuế GTGT kỳ tháng 7/2024 chậm nhất là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân có doanh thu dưới 100 triệu đồng trở xuống có phải nộp thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty xuất bán máy móc thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội phí thu từ hội viên có chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ tiêm vắc xin có thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thuế suất thuế GTGT đối với dụng cụ y tế nhập khẩu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty vận tải dầu khí cho tổ chức nước ngoài thuê tàu để vận tải đường biển ngoài VN có được áp dụng thuế GTGT 0%?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị thực hiện các hoạt động phục vụ cho việc đào tạo, liên kết đào tạo thì có chịu thuế GTGT không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nộp thuế GTGT đối với hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng lại chuyển mục đích sử dụng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế giá trị gia tăng
Phan Vũ Hiền Mai
15 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuế giá trị gia tăng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào