03 trường hợp xe quá khổ, quá tải trọng được cấp giấy phép lưu hành trên đường bộ từ 01/01/2025?
Xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng bao gồm những loại xe gì?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 52 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
Theo đó, xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng quy định cụ thể như sau:
[1] Xe quá khổ giới hạn bao gồm:
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài vượt quá kích thước giới hạn cho phép của xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe cơ giới;
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có kích thước bao ngoài quá khổ giới hạn của đường bộ;
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi chở hàng hóa có kích thước bao ngoài của xe và hàng hóa vượt quá kích thước giới hạn cho phép xếp hàng hóa của xe hoặc quá khổ giới hạn của đường bộ.
[2] Xe quá tải trọng bao gồm:
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có khối lượng toàn bộ vượt quá khối lượng cho phép của xe hoặc vượt quá tải trọng của đường bộ;
- Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có khối lượng toàn bộ phân bổ lên trục xe, cụm trục xe vượt quá tải trọng của trục xe, cụm trục xe hoặc vượt quá tải trọng của đường bộ.
03 trường hợp xe quá khổ, quá tải trọng được cấp giấy phép lưu hành trên đường bộ từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
03 trường hợp xe quá khổ, quá tải trọng được cấp giấy phép lưu hành trên đường bộ từ 01/01/2025?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 52 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định 03 trường hợp xe quá khổ, quá tải trọng được cấp giấy phép lưu hành trên đường bộ từ 01/01/2025 bao gồm:
- Lưu hành xe quá khổ giới hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 không chở hàng hóa, xe có khối lượng bản thân của xe quá tải trọng của đường bộ không chở hàng hóa, xe bánh xích từ nơi sản xuất, ga, cảng và các địa điểm nhập khẩu, sửa chữa, bảo trì đến nơi sử dụng phương tiện và ngược lại hoặc giữa các địa điểm sử dụng phương tiện;
- Lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng để chở hàng hóa trên đường bộ trong các trường hợp:
+ Phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
+ Phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai;
+ Thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp;
+ Chở hàng siêu trường, siêu trọng khi các phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng không, hàng hải không phù hợp hoặc phải kết hợp phương thức vận tải đường bộ với phương thức vận tải khác;
- Lưu hành xe quá khổ giới hạn cho phép của xe để chở xe ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg từ nơi sản xuất, ga, cảng và các địa điểm nhập khẩu, sửa chữa, bảo trì đến nơi sử dụng.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
[...]
Như vậy, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?