Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
- Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
- Có được sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp không?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được áp dụng theo Mẫu số 09 - LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Dưới đây là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Tải về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 5. Đơn vị tiền tệ trong kế toán
“Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 6. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán
1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với điều kiện:
- Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán có phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp không?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 8. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ kế toán được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.
Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ.
Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán nếu có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ kế toán được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn theo quy định và bắt buộc phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?