Từ ngày 01/01/2025, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án?

Từ ngày 01/01/2025, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án? Ai có thẩm quyền cấm người vi phạm nội quy phiên tòa vào phòng xử án?

Từ ngày 01/01/2025, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án?

Căn cứ Điều 141 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp:

Điều 141. Tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên được tham dự phiên tòa xét xử công khai theo quy định của pháp luật. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.
2. Người tham dự phiên tòa, phiên họp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy phiên tòa, phiên họp.
3. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, được thực hiện như sau:
a) Việc ghi âm lời nói được thực hiện trong thời gian diễn ra phiên tòa, phiên họp;
b) Việc ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định;
c) Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải được sự đồng ý của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp; trường hợp ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
[...]

Phòng xử án là không gian tổ chức xét xử vụ án hình sự, vụ án hành chính; xét xử, giải quyết vụ việc dân sự, vụ việc phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Tòa án.

Theo quy định trên, người từ đủ 16 tuổi trở lên được tham dự phiên tòa xét xử công khai và người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

Như vậy, từ ngày 01/7/2025, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

Từ ngày 01/01/2025, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án?Từ ngày 01/01/2025, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền cấm người vi phạm nội quy phiên tòa vào phòng xử án?

Căn cứ Điều 139 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định nội quy phiên tòa, phiên họp:

Điều 139. Nội quy phiên tòa, phiên họp
1. Nội quy phiên tòa, phiên họp (sau đây gọi chung là nội quy phiên tòa) là quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với người có mặt tại phiên tòa, phiên họp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành theo quy định của luật và bảo đảm thực hiện nhằm duy trì an ninh, trật tự và sự tôn nghiêm của Tòa án.
2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp có trách nhiệm duy trì trật tự tại phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại theo nội quy phiên tòa.
3. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp có quyền cấm vào hoặc buộc rời khỏi phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại đối với người vi phạm nội quy phiên tòa có thể gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và an ninh, trật tự phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Người vi phạm nội quy phiên tòa thì tùy tính chất, mức độ vi phạm có thể bị cấm vào hoặc buộc rời khỏi phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại, bị xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp có thẩm quyền cấm người vi phạm nội quy phiên tòa vào phòng xử án nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm và an ninh, trật tự phòng xử án, phòng hòa giải, đối thoại

Phòng xử án được bổ trí như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-TANDTC quy định phòng xử án được bố trí như sau:

- Bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên nền ốp gỗ ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp.

- Bố trí hai bục, trừ phòng xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

- Vị trí của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp ở trên bục cao nhất; bục thứ hai là vị trí của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa, phiên họp.

- Phải bảo đảm không gian để tiến hành phiên tòa, phiên họp và hàng rào ngăn cách giữa khu vực của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng với khu vực của người tham dự phiên tòa, phiên họp

- Phải bố trí lối đi riêng của Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự, phá sản, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chủ trì phiên họp

- Lối đi của những người tiến hành tố tụng khác, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp; tường trong phòng xử án có nền màu vàng.

- Sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được thực hiện như sau:

+ Phòng xử án giám đốc thẩm, tái thẩm

+ Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm hình sự

+ Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm hành chính, dân sự, giải quyết việc dân sự, phá sản và xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

+ Phòng xử án sơ thẩm, phúc thẩm xử án và giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên

- Trường hợp xét xử lưu động thì phòng xử án phải bố trí Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên phông nền màu xanh ở chính giữa, phía sau và ở trên vị trí của Hội đồng xét xử.

- Bàn của những người tiến hành tố tụng được phủ khăn có màu giống với màu phông nền.

Phiên tòa xét xử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phiên tòa xét xử
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về ghi âm, ghi hình tại phiên tòa từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án?
Hỏi đáp pháp luật
Tại phiên tòa xét xử, cần bố trí tối thiểu bao nhiêu cán bộ công an làm công tác bảo vệ phiên tòa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phiên tòa xét xử
Phan Vũ Hiền Mai
243 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào