Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự?
Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 224 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng:
Điều 224. Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật xây dựng;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật xây dựng;
c) Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng;
d) Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình.
[...]
Theo quy định trên, người nào có hành vi lợi chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng:
- Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật Xây dựng 2014
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật Xây dựng 2014
- Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng
- Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình
Người phạm tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự? (Hình từ Internet)
Các yếu tố nào cấu thành tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự?
Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 224 Bộ luật Hình sự 2015 là một tội độc lập thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của một hoặc nhiều người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó, hoặc vì lợi ích cá nhân, tham nhũng, cố ý vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng.
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
[1] Chủ thể
Tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, chủ thể tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
- Về độ tuổi: Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên vì tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, chủ thể của tội này phải là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc quyết định đầu tư xây dựng; Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình, lựa chọn nhà thầu.
[2] Khách thể
khách thể của tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình.
[3] Khách quan
Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi sau:
- Quyết định đầu tư xây dựng không đúng quy định của Luật Xây dựng 2014
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh dự toán, nghiệm thu công trình sử dụng vốn của Nhà nước trái với quy định của Luật Xây dựng 2014
- Lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng
- Dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình
Lưu ý: Các hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
[4] Chủ quan
Mặt chủ quan tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện bởi lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được rằng hành vi phạm tội của mình có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại cho Nhà nước.
Người quyết định đầu tư xây dựng có quyền và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 72 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 22 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng như sau:
[1] Quyền của người quyết định đầu tư xây dựng
- Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án PPP, việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư
- Không phê duyệt dự án khi không đáp ứng mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án
- Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật
- Thay đổi, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi thấy cần thiết phù hợp với quy định
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
[2] Nghĩa vụ của người quyết định đầu tư xây dựng
- Tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng
- Bảo đảm nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
- Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng của chủ đầu tư; tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng theo quy định
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?