Dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung gì? Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ nào?
Dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung như sau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
- Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất đai, mặt nước vùng dự án;
- Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế - xã hội;
- Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;
- Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;
- Các chương trình hoạt động, phương án ổn định đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý;
- Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu tư;
- Tổ chức thực hiện dự án.
Dự án thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những nội dung gì? Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về thành lập khu rừng đặc dụng như sau:
Điều 9. Thành lập khu rừng đặc dụng
[...]
3. Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
a) Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
b) Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
4. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu rừng đặc dụng, theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.
[...]
Như vậy, hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm:
- Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Kết quả thẩm định.
Trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng như sau:
Điều 10. Trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương
Như vậy, trách nhiệm quản lý về rừng đặc dụng được quy định như sau:
[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
[2] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?