Nghị quyết 18 năm 2022 của Thành ủy Hà Nội, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh?

Nghị quyết 18 năm 2022 của Thành ủy Hà Nội, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gồm những nội dung nào?

Nghị quyết 18 năm 2022 của Thành ủy Hà Nội, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gồm những nội dung nào?

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 3 Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU năm 2022 của Thành ủy Hà Nội Tại đây như sau:

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
...
3. Chuẩn bị các điều kiện chuyển đổi số
3.1. Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số
Công an quận, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Kinh tế chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:
- Triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn một cách đồng bộ và hiệu quả.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tạo nền móng thực hiện chuyển đổi số toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự gắn kết và tăng hiệu quả tương tác, giao tiếp giữa cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân.
- Thúc đẩy mạnh mẽ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về kinh doanh trên nền tảng số, hệ thống trực tuyến, dịch vụ trực tuyến, tạo môi trường phát triển kinh tế trên Internet và các loại hình kinh doanh mới.
3.2. Phát triển nhân lực số
Phòng Nội vụ, phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:
- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại về chuyển đổi số, an ninh, an toàn thông tin mạng và tính riêng tư trên mạng cho người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của quận; phối hợp đào tạo, tập huấn kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho người dân và doanh nghiệp, ưu tiên triển khai đào tạo, tập huấn thông qua các nền tảng dạy và học trực tuyến. Đẩy mạnh triển khai Chương trình thông qua các nền tảng dạy và học về kỹ năng số và STEM/STEAM trong giáo dục tiểu học và phổ thông.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công nghệ thông tin hiện có, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu cho chính quyền các cấp của Quận về chuyển đổi số.
3.3. Tăng cường hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số
Văn phòng HĐND và UBND quận, phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì theo lĩnh vực của từng đơn vị phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường tham mưu thực hiện:
- Tăng cường trao đổi, hợp tác, học tập kinh nghiệm các địa phương. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức đang sống và làm việc trên địa bàn quận để phục vụ quá trình chuyển đổi số.
- Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn thành phố về chuyển đổi số; tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao các công nghệ mới, mô hình mới.

Như vậy, theo Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gồm những nội dung sau:

- Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin.

- Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

- Phát triển nhân lực số.

Nghị quyết 18 năm 2022 của Thành ủy Hà Nội, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gồm những nội dung nào?

Nghị quyết 18 năm 2022 của Thành ủy Hà Nội, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về tạo nền móng chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Kinh phí thực hiện phát triển chính quyền số xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 từ đâu?

Theo Tiểu mục 2 Mục 2 Phần D Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2023 TP Hà Nội hướng dẫn như sau:

II. Bảo đảm kinh phí
[...]
2. Bảo đảm kinh phí phát triển chính quyền số
Kinh phí thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan thuộc Thành phố: Từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và nguồn huy động hợp pháp khác, bảo đảm chi cho các hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
[...]

Theo đó, kinh phí phát triển chính quyền số trong cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành và nguồn huy động hợp pháp khác, bảo đảm chi cho các hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Nguyên tắc sử dụng kinh phí phát triển chính quyền số xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Theo Tiểu mục 1 Mục 2 Phần D Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2023 TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc sử dụng kinh phí phát triển chính quyền số xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

- Thực hiện theo quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của thành phố Hà Nội.

- Trường hợp các huyện, thị xã có khó khăn về nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, đề nghị UBND các huyện, thị xã báo cáo, đề xuất Thành phố hỗ trợ thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.

Trên cơ sở nội dung đề xuất của các đơn vị, Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, tổng hợp gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện theo quy định.

- Bảo đảm tỷ lệ kinh phí chi cho các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng kinh phí triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai: Tại trường đang công tác, Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dương lịch tháng 12 bắt đầu vào ngày mấy âm? Xem Lịch tháng 12 âm và dương chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương 2025 - Lịch vạn niên 2025: Xem lịch âm, lịch dương 12 tháng chi tiết, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí thi đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 của Đại học Bách khoa Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tham quan triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 - 2025 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
1,836 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào