So với Luật Thủ đô năm 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 tăng thêm bao nhiêu Chương với bao nhiêu Điều ?
- So với Luật Thủ đô 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 tăng thêm bao nhiêu Chương với bao nhiêu Điều?
- Các khu vực, di tích và di sản văn hóa nào tại Thủ đô Hà Nội được phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
- Luật Thủ đô 2012 quy định trách nhiệm của Thủ đô thế nào?
So với Luật Thủ đô 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 tăng thêm bao nhiêu Chương với bao nhiêu Điều?
Ngày 21/11/2012, Quốc hội ban hành Luật Thủ đô 2012 quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Luật Thủ đô 2012 gồm 27 Điều trong 4 Chương có hiệu lực từ ngày 01/07/2013.
Sáng 28/6/2024, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả biểu quyết cho thấy, có 462 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 95,06%). Như vậy, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; bám sát 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định khi bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Như vậy, so với Luật Thủ đô 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 tăng thêm 03 Chương với 27 Điều.
So với Luật Thủ đô 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 đã được Quốc hội khóa 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7 tăng thêm bao nhiêu Chương với bao nhiêu Điều? (Hình từ Internet)
Các khu vực, di tích và di sản văn hóa nào tại Thủ đô Hà Nội được phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
Căn cứ Điều 11 Luật Thủ đô 2012 quy định bảo tồn và phát triển văn hóa:
Điều 11. Bảo tồn và phát triển văn hóa
1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.
2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
a) Khu vực Ba Đình;
b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
d) Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
[...]
Như vậy, các khu vực, di tích và di sản văn hóa tại Thủ đô Hà Nội được phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bao gồm:
- Khu vực Ba Đình
- Di tích Phủ Chủ tịch
- Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh
- Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô
- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây
- Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu
- Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954
- Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô
Luật Thủ đô 2012 quy định trách nhiệm của Thủ đô thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Thủ đô 2012 quy định trách nhiệm của Thủ đô Hà Nội như sau:
- Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước.
- Bảo đảm an toàn, thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị Thủ đô Hà Nội- xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và cho việc tổ chức các chương trình, sự kiện quốc gia, quốc tế trên địa bàn Thủ đô.
- Chủ động phối hợp và hỗ trợ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Vùng Thủ đô và cả nước thông qua việc mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác cùng phát triển.
- Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, nhân dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?