Yêu cầu chung đối với chòi quan sát phát hiện cháy rừng như thế nào theo TCVN 13355:2021?
Chòi phụ quan sát phát hiện cháy rừng đặt ở vị trí trung tâm được không?
Căn cứ theo Tiểu mục 2.3 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13355:2021
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Chòi quan sát phát hiện cháy rừng (Fire lookout tower)
Chòi được dựng lên để canh gác, phát hiện sớm các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý, dập tắt đám cháy giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.
Chòi quan sát phát hiện cháy rừng gồm chòi chính và chòi phụ.
2.2
Chòi chính (Main fire lookout tower)
Chòi đặt ở vị trí đỉnh đồi hoặc vị trí trung tâm của khu vực rừng dễ cháy, có thể quan sát bao quát ở phạm vi rộng lớn.
2.3
Chòi phụ (Secondary fire lookout tower)
Chòi đặt ở những vị trí mà chòi chính bị khuất, không quan sát được.
[...]
Theo đó, chòi quan sát phát hiện cháy rừng được xây dựng để canh gác, phát hiện sớm các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý, dập tắt đám cháy giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất, gồm có chòi chính và chòi phụ.
Đối với chòi phụ quan sát phát hiện cháy rừng thì không được đặt ở vị trí trung tâm mà sẽ đặt ở những vị trí mà chòi chính bị khuất, không quan sát được.
Yêu cầu chung đối với chòi quan sát phát hiện cháy rừng như thế nào theo TCVN 13355:2021? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung đối với chòi quan sát phát hiện cháy rừng như thế nào theo TCVN 13355:2021?
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13355:2021, yêu cầu chung đối với chòi quan sát phát hiện cháy rừng như sau:
- Đối với chòi chính:
+ Vị trí:
++ Bố trí tại nơi có độ cao và tầm quan sát xa, tốt nhất nên đặt ở đỉnh đồi hoặc vị trí trung tâm của khu vực rừng dễ cháy.
++ Phải nhìn rõ được ít nhất 2 chòi phụ.
+ Chiều cao: Tối thiểu 15 m và phải cao hơn chiều cao của rừng ở giai đoạn thành thục.
+ Tầm quan sát tối thiểu: 10 km.
+ Trang, thiết bị:
++ Có các trang, thiết bị gồm: ống nhòm, la bàn, bình chữa cháy, kẻng báo động, máy bộ đàm, một số thiết bị phát tín hiệu như: cờ màu, pháo hiệu, bóng màu.
++ Có bản đồ hiện trạng rừng toàn bộ khu vực rừng cần bảo vệ.
++ Hệ thống xử lý thông tin và truyền tin phát hiện sớm cháy rừng và chỉ huy chữa cháy rừng.
+ Thiết kế cơ sở:
++ Phải có thang lên, xuống thuận lợi.
++ Trên chòi có một điểm đứng, diện tích tối thiểu 4 m2, có 4 cửa để quan sát mọi phía, có mái che đảm bảo che mưa, nắng cho người quan sát.
++ Có trang bị dụng cụ chống sét (ống thôi lôi).
++ Chòi canh làm bằng vật liệu bền chắc đảm bảo an toàn cho người quan sát như: bê tông cốt thép, kính, sắt, gỗ sẵn có ở địa phương, tuổi thọ của chòi tối thiểu từ 15 năm đến 20 năm.
+ Vận hành, bảo dưỡng:
++ Xung quanh chân chòi phải thường xuyên dọn sạch cây bụi và vật liệu cháy đề phòng cháy rừng, lửa lan đến chòi canh.
++ Phải được quản lý, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên định kỳ theo đúng quy định để bảo đảm sẵn sàng quan sát phát hiện cháy rừng.
- Đối với chòi phụ:
+ Vị trí: Bố trí theo hình tam giác đều, chòi chính đặt ở trung tâm tam giác, chòi phụ đặt ở 3 đỉnh của tam giác.
+ Chiều cao: Tối thiểu 10 m và phải cao hơn chiều cao của rừng ở giai đoạn thành thục.
+ Tầm quan sát tối thiểu: 5 km.
+ Trang, thiết bị:
++ Có các trang, thiết bị gồm: ống nhòm, la bàn, bình chữa cháy, kẻng báo động, máy bộ đàm, một số thiết bị phát tín hiệu như: cờ màu, pháo hiệu, bóng màu.
++ Có bản đồ hiện trạng rừng toàn bộ khu vực rừng cần bảo vệ.
++ Hệ thống xử lý thông tin và truyền tin phát hiện sớm cháy rừng và chỉ huy chữa cháy rừng.
+ Thiết kế cơ sở:
++ Phải có thang lên, xuống thuận lợi.
++ Trên chòi có một điểm đứng, diện tích tối thiểu 4 m2, có 4 cửa để quan sát mọi phía, có mái che đảm bảo che mưa, nắng cho người quan sát.
++ Có trang bị dụng cụ chống sét (ống thôi lôi).
++ Chòi canh làm bằng vật liệu bền chắc đảm bảo an toàn cho người quan sát như: bê tông cốt thép, kính, sắt, gỗ sẵn có ở địa phương, tuổi thọ của chòi tối thiểu từ 15 năm đến 20 năm.
+ Vận hành, bảo dưỡng:
++ Xung quanh chân chòi phải thường xuyên dọn sạch cây bụi và vật liệu cháy đề phòng cháy rừng, lửa lan đến chòi canh.
++ Phải được quản lý, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên định kỳ theo đúng quy định để bảo đảm sẵn sàng quan sát phát hiện cháy rừng.
Phương pháp kiểm tra các yêu cầu của chòi quan sát phát hiện cháy rừng là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13355:2021, phương pháp kiểm tra các yêu cầu của chòi quan sát phát hiện cháy rừng đó là:
- Vị trí: Sử dụng hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với kiểm tra trực tiếp tại thực địa.
- Chiều cao:
+ Sử dụng hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với kiểm tra trực tiếp tại thực địa.
+ Đo trực tiếp bằng thước đo cao có sai số đến cm.
- Tầm quan sát tối thiểu:
+ Sử dụng hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với kiểm tra trực tiếp tại thực địa.
+ Quan sát trực tiếp bằng mắt thường vào thời điểm có điều kiện thời tiết bình thường, không có mưa hoặc sương mù.
- Trang, thiết bị: Sử dụng hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với kiểm tra tại thực địa, đếm trực tiếp.
- Thiết kế cơ sở:
+ Sử dụng hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu với kiểm tra, đo đếm tại thực địa.
+ Diện tích được đo và tính trực tiếp bằng thước đo có sai số đến cm.
- Vận hành, bảo dưỡng:
+ Sử dụng hồ sơ thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Biên bản nghiệm thu hoạt động bảo dưỡng trước thời điểm kiểm tra.
+ Kiểm tra trực tiếp tại thực địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?