Mẫu 03B-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024?

Mẫu 03B-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024 là mẫu nào? Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện gì?

Mẫu 03B-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024?

Ngày 29/5/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định 686/QĐ-BHXH sửa đổi Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 Quyết định 3503/QĐ-BHXH năm 2022 sửa đổi Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.

Theo đó, Mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024 là Mẫu 03B-HSB được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024, mẫu có dạng như sau:

Tải Mẫu 03B-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024

Tại đây

Mẫu 03B-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024?

Mẫu 03B-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024? (Hình từ Internet)

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện nào?

Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Như vậy, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

[1] Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

[2] Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

Người lao động bị tai nạn lao động do tự hủy hoại sức khỏe của mình trong quá trình làm việc có được trả trợ cấp không?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, người lao động bị tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe của mình trong quá trình làm việc thì sẽ không được trả trợ cấp từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 38 và 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Trợ cấp tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm trợ cấp tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03A-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03B-HSB quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người lập hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp tai nạn lao động
Nguyễn Thị Hiền
268 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào