Dự kiến đất xây dựng các trường đại học cao đẳng đến năm 2030 vùng thủ đô đạt bao nhiêu ha?
Dự kiến đất xây dựng các trường đại học cao đẳng đến năm 2030 vùng thủ đô đạt bao nhiêu ha?
Căn cứ theo Mục 6 Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2016 về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội như sau:
6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội
....
b) Giáo dục - đào tạo
Vùng Thủ đô Hà Nội là trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước và hội nhập quốc tế, đến năm 2020 Khoảng 1,0 - 1,2 triệu sinh viên, đến năm 2030 Khoảng 1,4 - 1,6 triệu sinh viên. Trong đó:
- Thủ đô Hà Nội: Ưu tiên đào tạo đại học và sau đại học ở các ngành khoa học cơ bản. Xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Xây dựng các trường đại học có các ngành trọng Điểm cho Vùng và cả nước. Khuyến khích đầu tư xây dựng các trường đại học tầm cỡ quốc tế. Nhanh chóng di dời các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp không còn phù hợp ra khỏi nội thành Hà Nội.
- Thái Nguyên: Tiếp tục phát triển thành trung tâm đào tạo lớn của Vùng. Xây dựng Đại học Thái Nguyên và hệ thống các trường hiện có trên địa bàn tỉnh gắn với định hướng phát triển thành phố Thái Nguyên theo mô hình đô thị đại học.
- Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh: Hình thành các khu đại học tập trung, thu hút các cơ sở giáo dục đại học từ nội thành Hà Nội.
- Các đô thị tỉnh lỵ trong Vùng Thủ đô Hà Nội: Phủ Lý, Bắc Giang Hòa Bình, Việt Trì, Hải Dương tập trung phát triển các trường cao đẳng và đào tạo nghề.
Dự kiến đất xây dựng các trường đại học - cao đẳng đến năm 2030 Khoảng 10.660 ha (Hà Nội 5.200 ha, Vĩnh Phúc 780 ha, Bắc Ninh 650 ha, Hải Dương 650 ha, Hưng Yên 780 ha, Hà Nam 455 ha, Hòa Bình 130 ha, Phú Thọ 325 ha, Thái Nguyên 1.430 ha, Bắc Giang 260 ha).
.....
Như vậy, dự kiến đất xây dựng các trường đại học cao đẳng đến năm 2030 vùng thủ đô đạt 10.660 ha.
Trong đó: Hà Nội 5.200 ha, Vĩnh Phúc 780 ha, Bắc Ninh 650 ha, Hải Dương 650 ha, Hưng Yên 780 ha, Hà Nam 455 ha, Hòa Bình 130 ha, Phú Thọ 325 ha, Thái Nguyên 1.430 ha, Bắc Giang 260 ha.
Dự kiến đất xây dựng các trường đại học cao đẳng đến năm 2030 vùng thủ đô đạt bao nhiêu ha? (Hình từ Internet)
Đất xây dựng công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn gồm đất nào?
Căn cứ tại Điều 210 Luật Đất đai 2024 quy định đất xây dựng công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn gồm :
- Đất xây dựng các công trình, khu vực thuộc trường hợp có hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật có liên quan và hành lang bảo vệ các công trình, khu vực đó.
- Đất xây dựng công trình quốc phòng, khu quân sự và đất thuộc hành lang bảo vệ, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình, khu quân sự theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Mặt khác, việc sử dụng đất xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan.
Đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và theo quy định của pháp luật; không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn, trừ trường hợp phải di dời theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp việc sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn thì chủ công trình, người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Sử dụng đất xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm yêu cầu nào?
Theo quy định khoản 4 Điều 216 Luật Đất đai 2024, việc sử dụng đất xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm yêu cầu như sau:
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
- Bồi thường theo quy định của pháp luật đối với trường hợp gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất trên bề mặt của công trình ngầm.
- Việc xây dựng công trình ngầm phải được thực hiện theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?