Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu?

Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 hướng dẫn như sau:

1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên. Bệnh thường găp ở trẻ em < 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bệnh bằng vắc-xin.

Như vậy, theo quy định trên thì độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu thường gặp là ở trẻ em dưới 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ.

Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Độ tuổi dễ mắc bệnh bạch hầu là bao nhiêu? Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Căn cứ theo Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 quy định về hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như sau:

- Tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

- Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.

+ Tiêm 1 liều đơn benzathine penicillin (trẻ ≤ 5 tuổi 600.000 đơn vị; trẻ > 5 tuổi 1.200.000 đơn vị).

+ Hoặc uống Erythromycin (trẻ em 40mg/kg/ngày, 10mg/lần cách 6 giờ) trong 7 ngày. Người lớn 1g/ngày, 250mg/lần mỗi 6 giờ.

+ Hoặc Azithromycin: trẻ em 10-12mg/kg 1 lần/ngày, tối đa 500mg/ngày. Điều trị trong 7 ngày. Người lớn: 500mg/ngày, trong 7 ngày.

Nguyên tắc điều trị bệnh bạch hầu như thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 2957/QĐ-BYT năm 2020 quy định về cách điều trị như sau:

6. ĐIỀU TRỊ
6.1. Nguyên tắc điều trị
- Phát hiện sớm, cách ly khi phát hiện ca bệnh
- Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G, erythromycin, azithromycin) để ngăn chặn các biến chứng để giảm tử vong
- Theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng
- Chăm sóc toàn diện cho người bệnh
6.2. Điều trị cụ thể
6.2.1. Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (SAD)
Sử dụng ngay khi nghi ngờ mắc bệnh. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh, không phụ thuộc vào lứa tuổi và cân nặng. Cần test trước khi tiêm, nếu dương tính thì áp dụng phương pháp giải mẫn cảm (Besredka)
- Bạch hầu hầu họng hoặc thanh quản trong 2 ngày đầu: 20.000 - 40.000 UI
- Bạch hầu mũi họng: 40.000 - 60.000 UI
- Bạch hầu ác tính: 80.000 - 100.000 UI
Trong thể nặng, có thể xem xét truyền tĩnh mạch SAD (cần theo dõi sát các dấu hiệu phản vệ và chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu phản vệ nếu xảy ra). Cách thức truyền: Pha toàn bộ SAD trong 250 - 500ml muối 0,9% truyền tĩnh mạch chậm 2-4 giờ.
* Phương pháp Besredka
a) Tiêm 0,1 ml huyết thanh bạch hầu và đợi 15 phút. Nếu không có phản ứng thì tiêm thêm 0,25 ml huyết thanh bạch hầu. Nếu không có phản ứng sau 15 phút thì tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch phần còn lại.
b) Nếu người bệnh có biểu hiện sự nhạy cảm khi thử phản ứng, thì không nên dùng toàn bộ liều. Tiến hành giải mẫn cảm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
...

Theo đó, nguyên tắc điều trị bệnh bạch hầu như sau:

- Phát hiện sớm, cách ly khi phát hiện ca bệnh.

- Sử dụng kháng độc tố bạch hầu (SAD) và kháng sinh ngay (penicillin G, erythromycin, azithromycin) để ngăn chặn các biến chứng để giảm tử vong.

- Theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các biến chứng.

- Chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 14/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Quân y 105 từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ ngày 07/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Da Liễu Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ 7/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám, chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện K từ 7/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh có cần giấy khám sức khỏe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên lai thu tiền dịch vụ khám chữa bệnh trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương từ ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới từ ngày 05/11/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Phan Vũ Hiền Mai
1,545 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào