Đáp án Tuần 4 Cuộc thi Chuyển đổi số với chủ đề Xây dựng Công dân số tỉnh Hà Giang 2024?

Đáp án Tuần 4 Cuộc thi Chuyển đổi số với chủ đề Xây dựng Công dân số tỉnh Hà Giang 2024? Mục tiêu đến 2025, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội?

Đáp án Tuần 4 Cuộc thi Chuyển đổi số với chủ đề Xây dựng Công dân số tỉnh Hà Giang 2024?

Cuộc thi trực tuyến về Chuyển đổi số với chủ đề Xây dựng Công dân số tỉnh Hà Giang 2024 Tuần 4 được diễn ra từ 00h00 ngày 8/7/2024 đến 14h59 ngày 14/7/2024.

Dưới đây là Đáp án Tuần 4 Cuộc thi trực tuyến về Chuyển đổi số với chủ đề Xây dựng Công dân số tỉnh Hà Giang 2024:

Câu 1

Biết cách sử dụng, hiểu và đánh giá thông tin số.

(Kỹ năng số cần thiết cho xã hội số)

Câu 2

Học cách sử dụng cài đặt bảo mật trên các thiết bị của họ.

(Người già có thể bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa trực tuyến)

Câu 3

Bằng cách thích nghi nhanh chóng với thay đổi môi trường kinh doanh.

(Văn hóa số giúp tổ chức thích nghi)

Câu 4

Hoàn thiện quy chế, quy định; Phát triển hạ tầng số; Phát triển nền tảng, hệ thống; Phát triển dữ liệu; Phát triển ứng dụng, dịch vụ số; Bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

(Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 định hướng đến năm 2030, đề ra nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, ngành, địa phương)

Câu 5

Tạo ra các chiến dịch quảng cáo cá nhân hóa và đo lường được hiệu quả.

(Truyền thông số tác động đến quảng cáo và marketing)

Câu 6

Tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực và giám sát cây trồng.

(Lợi ích chính của việc sử dụng loT trong nông nghiệp nông thôn)

Câu 7

Để ngăn chặn việc một tài khoản bị hack dẫn đến nguy cơ với các tài khoản khác.

(Không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản)

Câu 8

Người gọi yêu cầu thông tin cá nhân hoặc tài chính ngay lập tức.

(Cuộc gọi lừa đảo)

Câu 9

Tăng cường bảo mật và minh bạch trong giao dịch đất đai.

(Công nghệ blockchain trong lĩnh vực đất đai)

Câu 10

Sử dụng công nghệ để thúc đẩy kết nối cộng đồng toàn cầu.

(Trong kỷ nguyên số, công dân số có trách nhiệm)

Câu 11

Khó đoán và không dễ tìm thấy câu trả lời trên internet.

(Câu hỏi bảo mật nên được chọn để bảo vệ tài khoản trực tuyến của trẻ)

Câu 12

Hệ thống đèn giao thông thông minh

(Cải thiện việc quản lý giao thông đô thị)

Câu 13

Hệ thống quản lý tài liệu số

(Cải thiện việc quản lý địa giới hành chính)

Câu 14

Khi cơ quan thuế yêu cầu trong trường hợp kiểm tra.

(Hóa đơn điện tử cần phải được chuyển đổi sang hóa đơn giấy)

Câu 15

Dịch vụ được cung cấp thông qua các cổng thông tin điện tử của chính phủ.

(Dịch vụ công trực tuyến)

Câu 16

Tăng cường các biện pháp bảo mật và giám sát an ninh mạng đối với nền tảng số

(Chính quyền số trong việc cải thiện an ninh mạng)

Câu 17

Tăng hiệu quả sản xuất và quản lý nông nghiệp.

(Chuyển đổi số ở khu vực nông thôn)

Câu 18

Tăng cường giám sát phân tích và phản ứng nhanh hơn

(Chính quyền số trong việc cải thiện an ninh công cộng)

Câu 19

Một hành vi phạm pháp.

(Tấn công mạng (hacking) vào tài khoản của người khác trên mạng xã hội)

Câu 20

Bằng cách bảo vệ thông tin cá nhân khỏi sự xâm nhập trái phép.

(Quyền riêng tư trong không gian mạng)

Đáp án Tuần 4 Cuộc thi Chuyển đổi số với chủ đề Xây dựng Công dân số tỉnh Hà Giang 2024?

Đáp án Tuần 4 Cuộc thi Chuyển đổi số với chủ đề Xây dựng Công dân số tỉnh Hà Giang 2024? (Hình từ Internet)

Mục tiêu đến 2025, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 là gì?

Theo Tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 thì mục tiêu đến 2025, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 như sau:

Cơ quan nhà nước cắt giảm, tái cấu trúc, đơn giản hóa, chuẩn hóa, thống nhất các thủ tục hành chính phục vụ xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ mới trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động xã hội một cách chủ động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu.

Một số chỉ tiêu cơ bản bao gồm:

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

- 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

- Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay.

Mục tiêu vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước đến 2025 trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 là gì?

Theo Tiểu mục 3 Mục 3 Quyết định 942/QĐ-TTg năm 2021 thì mục tiêu vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước đến 2025 trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 như sau:

Cơ quan nhà nước thiết kế mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn.

Cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số, có năng lực kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

Một số chỉ tiêu cơ bản bao gồm:

- 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

- 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

- 100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.

- Tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

Chuyển đổi số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển đổi số
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh và chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có mấy quan điểm chỉ đạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2030 của chiến lược hạ tầng số đạt bao nhiêu % người dùng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển đổi số
Tạ Thị Thanh Thảo
2,328 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyển đổi số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào