Mức xử phạt đối với giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả là bao nhiêu?
Giảng viên sử dụng bằng giả có bị thu hồi không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định trường hợp thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ như sau:
Điều 25. Thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
b) Cấp cho người không đủ điều kiện;
c) Do người không có thẩm quyền cấp;
d) Bị tẩy xóa, sửa chữa;
đ) Để cho người khác sử dụng;
e) Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
...
Theo quy định trên, văn bằng, chứng chỉ bị thu hồi, hủy bỏ khi có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
Như vậy, giảng viên sử dụng bằng giả sẽ bị thu hồi do có vi phạm hành vi gian lận.
Mức xử phạt đối với giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả là bao nhiêu?
Trước đây, hành vi làm giả, sử dụng văn bằng chứng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ bị:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ.
- Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Hiện tại, Chính phủ ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, Nghị định 04/2021/NĐ-CP không còn quy định mức xử phạt đối với hành vi làm giả, sử dụng văn bằng chứng chỉ.
Do đó, nếu thực hiện các hành vi làm giả, mua bán, sử dụng văn bằng chứng chỉ thì giảng viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Giảng viên đại học sử dụng bằng cấp giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù bao nhiêu năm?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, trường hợp giảng viên sử dụng bằng cấp giả mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?