Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực 2024?
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực 2024?
Điểm chuẩn xét theo kết quả thi đánh giá năng lực Hà Nội, HCM năm 2024 của trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã được công bố. Theo đó, điểm chuẩn HN từ 90 - 120; HCM từ 750 - 960.
(1) Đối tượng xét tuyển kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội vào Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN năm 2024 theo Thông báo 699/TB-ĐHNN ngày 26/4/2024 Tại đây như sau:
Thí sinh tốt nghiệp THPT, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT, có kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN đạt từ 80/150 điểm trở lên hoặc có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 750/1200 điểm trở lên và có điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ năm 2024 đạt từ 6.0 điểm trở lên.
Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) căn cứ vào kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQGHN và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng; kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQG TPHCM để xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 10 điểm và cho nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 5 điểm; Mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 3,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 2,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 1,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên
(2) Điều kiện trúng tuyển thẳng theo các ngành học, đối tượng xét tuyển:
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực 2024? (Hình từ Internet)
Thí sinh nào được bảo lưu kết quả trúng tuyển đại học?
Tại khoản 1 Điều 10 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định bảo lưu kết quả trúng tuyển như sau:
Điều 10. Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
....
Như vậy, thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển đại học khi:
- Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền
- Thí sinh bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn. Tuy nhiên thí sinh cần phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền để chứng minh.
Khi tuyển sinh đại học thì các trường Đại học phải đảm bảo nguyên tắc là gì?
Tại Điều 4 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học như sau:
- Đối với thí sinh:
+ Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
+ Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
+ Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
+ Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
+ Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
- Giữa các cơ sở đào tạo
+ Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
+ Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Đối với xã hội
+ Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
+ Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ mới nhất năm 2025?
- 21 Tết 2025 là ngày bao nhiêu dương? 21 Tết 2025 là thứ mấy?
- 627 là tài khoản gì? Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung có mấy tài khoản cấp 2?
- 17 khẩu hiệu kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024)?