Thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013?

Thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013?

Thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013?

Thành phần và các tên gọi sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013 (CAC/GL 51-2003; Amd 2013).

Cụ thể căn cứ theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013 (CAC/GL 51-2003; Amd 2013), thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như sau:

- Nước

+ Nước quả hoặc thịt quả hoặc hỗn hợp của nước quả hoặc thịt quả, không đường hoặc có đường, sản phẩm ngọt ví dụ như đường hoặc mật ong1). Nước quả hoặc thịt quả có đường, tùy thuộc vào nồng độ được đo bằng độ Brix trong sản phẩm cuối, phải được nêu rõ như sau:

++ Hơi ngọt bằng hoặc lớn hơn 14 độ nhưng nhỏ hơn 18 độ.

++ Rất ngọt bằng hoặc lớn hơn 18 độ nhưng nhỏ hơn 22 độ.

+ Xirô: hỗn hợp của nước và thực phẩm có tính ngọt như đường hoặc mật ong1). Phụ thuộc vào nồng độ được đo bằng độ Brix (oBrix) trong sản phẩm cuối cùng, phải được nêu rõ như sau2):

++ Xirô rất loãng hoặc xi-rô hơi ngọt bằng hoặc lớn hơn 10 o nhưng nhỏ hơn 14 o.

++ Xirô pha loãng bằng hoặc lớn hơn 14 độ nhưng nhỏ hơn 18 độ.

++ Xirô (tùy chọn) bằng hoặc lớn hơn 17 độ nhưng nhỏ hơn 20 độ.

++ Xirô đặc bằng hoặc lớn hơn 18 độ nhưng nhỏ hơn 22 độ.

++ Xirô đậm đặc bằng hoặc lớn hơn 22 độ.

- Nước và nước quả hoặc các loại nước quả, có hàm lượng quả vượt quá 50 %, trừ nước quả được tạo hương mạnh và/hoặc có độ sánh cao (ví dụ, xoài, ổi, nam việt quất, chanh dây, v.v…), trong trường hợp này hàm lượng quả có thể ít hơn 50 %.

- Necta (nước quả hoặc thịt quả, các sản phẩm thực phẩm có tính ngọt như đường hoặc mật ong1) và nước) được định nghĩa trong TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247-2005) Nước quả và nectar.

- Các tên gọi được sử dụng kết hợp với tên của thực phẩm phải là một trong các tên gọi nêu trong Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013 (CAC/GL 51-2003; Amd 2013).

- Sản phẩm cũng có thể được gọi là "bao gói cứng", có nghĩa là gọi luôn tên quả hoặc các miếng của quả, không bổ sung chất lỏng hoặc có một lượng nhỏ chất lỏng và có hoặc không có bổ sung chất tạo ngọt như đường hoặc mật ong1).

- "Bao gói thông dụng" - Sản phẩm có thể được gọi là "Bao gói thông dụng" nghĩa là gọi luôn tên quả hoặc các miếng của quả với môi trường bao gói dạng lỏng.

Trên đây là nội dung về thành phần và các tên gọi sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/06072024/qua-dong-hop.jpg

Thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013? (Hình từ Internet)

Hiện nay có các loại tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006, hiện nay có 05 loại tiêu chuẩn bao gồm:

- Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nên ưu tiên xây dựng quy định gì?

Căn cứ theo điểm c khoản 4 Điều 6 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định như sau:

Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

Như vậy, lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật nên ưu tiên xây dựng quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa.

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Các đám cháy được phân loại như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4878:2009?
Hỏi đáp Pháp luật
Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5040 : 1990?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần và các tên gọi được sử dụng trong ghi nhãn cho quả đóng hộp được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9995 : 2013?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phân cấp và xác định cấp công trình xây dựng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2848-1991?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ công trình phải thiết lập, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý tính toàn vẹn đường ống biển bao gồm tối thiểu các yếu tố nào theo TCVN 13890:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
06 chỉ tiêu chất lượng áp dụng cho bột giặt tổng hợp gia dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5720:2001?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc phân cấp và xác định cấp công trình xây dựng theo TCVN 2748:1991 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng được phép sử dụng những máy móc thiết bị nào theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 161:1987?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở sản xuất rượu vang phải đáp ứng yêu cầu gì theo TCVN 13988:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung đối với việc đào tạo hướng dẫn viên lặn có ống thở như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13826:2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Kim Linh
86 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào