Cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn nhằm phòng chống bệnh dại?

Xử lý vết thương khi bị động vật cắn nhằm phòng chống bệnh dại như thế nào? Trạm y tế xã có thực hiện xử lý vết thương khi bị động vật cắn hay không?

Cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn nhằm phòng chống bệnh dại?

Tại tiết 3.3.1 Tiểu mục 3.3 Mục 3 Hướng dẫn Giám sát và phòng chống bệnh dại trên người ban hành kèm theo Quyết định 1622/QĐ-BYT năm 2014 có quy định về cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn nhằm phòng chống bệnh dại như sau:

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn.

- Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương.

- Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

Cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn nhằm phòng chống bệnh dại?

Cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn nhằm phòng chống bệnh dại? (Hình từ Internet)

Trạm y tế xã có thực hiện xử lý vết thương khi bị động vật cắn hay không?

Tại Tiểu mục 5.9 Mục 5 Hướng dẫn Giám sát và phòng chống bệnh dại trên người ban hành kèm theo Quyết định 1622/QĐ-BYT năm 2014 có quy định về việc tổ chức thực hiện như sau:

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
5.8. Trung tâm Y tế huyện: Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng các điểm tiêm phòng dại trên địa bàn huyện đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện các hoạt động tiêm phòng bệnh dại và điều trị dự phòng bệnh dại trên người theo quy định, thực hiện thường trực phòng chống bệnh dại. Thực hiện điều tra ca bệnh theo phiếu điều tra, lập danh sách các trường hợp bệnh nhân dại, nghi dại, thực hiện việc thống kê báo cáo và triển khai hoạt động phòng chống bệnh dại theo quy định. Thông báo với Trạm Thú y huyện để phối hợp theo dõi, giám sát và xử lý ổ dịch dại trên người và động vật.
5.9. Trạm Y tế xã: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức các hoạt động phòng chống dại trên địa bàn xã. Hướng dẫn và thực hiện xử lý vết thương cho người bị động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại cắn, cào. Sau đó tư vấn cho người dân đến điểm tiêm phòng dại để thực hiện việc điều trị dự phòng theo quy định. Thông báo cho Trung tâm Y tế huyện để tiến hành điều tra ca bệnh và cán bộ thú y xã để tổ chức theo dõi, giám sát động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại và xử lý ổ dịch dại (nếu có).
...

Theo đó, trạm y tế có nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện xử lý vết thương cho người bị động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại cắn, cào.Sau đó tư vấn cho người dân đến điểm tiêm phòng dại để thực hiện việc điều trị dự phòng theo quy định. Thông báo cho Trung tâm Y tế huyện để tiến hành điều tra ca bệnh và cán bộ thú y xã để tổ chức theo dõi, giám sát động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại và xử lý ổ dịch dại (nếu có).

Ngoài ra, trạm y tế xã còn sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức các hoạt động phòng chống dại trên địa bàn xã.

Tác nhân gây bệnh dại trên người là gì?

Tại Tiểu mục 1.1 Mục 1 Hướng dẫn Giám sát và phòng chống bệnh dại trên người ban hành kèm theo Quyết định 1622/QĐ-BYT năm 2014 có quy định về tác nhân gây bệnh dại. Theo đó, tác nhân gây bệnh dại xuất phát từ vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Vi rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt.

Chẩn đoán bệnh dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi rút dại. Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập vi rút, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.

Phòng chống bệnh dại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phòng chống bệnh dại
Hỏi đáp Pháp luật
Phát hiện động vật mắc bệnh dại thì xử lý thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xử lý vết thương khi bị động vật cắn nhằm phòng chống bệnh dại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phòng chống bệnh dại
Huỳnh Minh Hân
273 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào