Ban hành Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội?
- Ban hành Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội?
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội được tăng lên bao nhiêu tiền?
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội hơn quy định tại Nghị định 76/2024/NĐ-CP?
- Trường hợp nào trẻ em dưới 16 tuổi nhận bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Ban hành Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội?
Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Nổi bật, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 lên 500.000 đồng/tháng. (trước đây là 360.000 đồng/tháng theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP)
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Nghị định 76/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Ban hành Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội? (Hình từ Internet)
Mức chuẩn trợ giúp xã hội được tăng lên bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Như vậy, mức chuẩn trợ giúp xã hội từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng. Tăng lên 140.000 đồng so với mức chuẩn theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội hơn quy định tại Nghị định 76/2024/NĐ-CP?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 76/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
...
3. Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Như vậy, trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
- Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Trường hợp nào trẻ em dưới 16 tuổi nhận bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Mồ côi cả cha và mẹ;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo trợ xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.