Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
- Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình là gì?
- Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình như thế nào?
- Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Căn cứ tại điểm n khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình như sau:
Điều 3. Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
...
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
...
Theo quy định trên, hành vi bạo lực gia đình có bao gồm chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình.
Cho nên, hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình cũng được xem là hành vi bạo lực gia đình
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình như sau:
Điều 10. Trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
b) Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
d) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
...
Như vậy, trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình cụ thể là:
- Chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
- Chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình, trừ trường hợp người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình từ chối;
- Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.
Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình như sau:
- Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bao gồm:
+ Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
+ Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
+ Cấm tiếp xúc;
+ Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
+ Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
+ Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
+ Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
+ Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
+ Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử lý xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị phạt tiền Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
*Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì sẽ phạt tiền gấp 02 lần mức phạt cá nhân (Theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?