Tiêu chuẩn ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế từ 20/8/2024?
Tiêu chuẩn ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế từ 20/8/2024?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 20/08/2024 quy định về tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế là người đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên ngành ngôn ngữ hoặc tiếng nước ngoài, ngành phiên dịch tiếng nước ngoài, ngành sư phạm tiếng nước ngoài;
- Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên theo chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ hoặc tiếng nước ngoài. Trường hợp văn bằng hoặc phụ lục văn bằng không thể hiện ngôn ngữ đào tạo, cần bổ sung giấy tờ chứng minh ngôn ngữ được sử dụng để đào tạo;
- Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên ở nước ngoài theo chương trình đào tạo bằng ngôn ngữ chính thức của nước sở tại.
Trường hợp được đào tạo bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính thức của nước sở tại, văn bằng hoặc phụ lục văn bằng không thể hiện ngôn ngữ đào tạo, cần bổ sung giấy tờ chứng minh ngôn ngữ được sử dụng để đào tạo;
- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ còn thời hạn do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp gồm:
+ Chứng chỉ ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
+ Chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tương đương từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương từ bậc B2 trở lên.
Ngoài ra, văn bằng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế từ 20/8/2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viên du lịch quốc tế có phải tham gia khóa cập nhật kiến thức không?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch
1. Hướng dẫn viên du lịch có quyền sau đây:
a) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
b) Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng;
c) Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch;
d) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
2. Hướng dẫn viên du lịch có nghĩa vụ sau đây:
a) Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng hướng dẫn;
b) Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
c) Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;
d) Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách du lịch; báo cáo người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quyết định thay đổi chương trình du lịch trong trường hợp khách du lịch có yêu cầu;
đ) Có trách nhiệm hỗ trợ trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
e) Tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
g) Đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch trong khi hành nghề hướng dẫn du lịch;
h) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa phải mang theo giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch và chương trình du lịch bằng tiếng Việt trong khi hành nghề. Trường hợp hướng dẫn khách du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải mang theo chương trình du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Như vậy, hướng dẫn viên du lịch nội địa quốc tế có nghĩa vụ tham gia khóa cập nhật kiến thức theo quy định của pháp luật.
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch?
Căn cứ Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định về 09 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch, cụ thể như sau:
- Làm gây hại đến chủ quyền và lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
- Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
- Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch và tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
- Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
- Nghiêm cấm hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
- Quảng cáo không đúng loại, đúng hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Đặt thiết bị báo động trong phòng vũ trường mà không phải thiết bị báo cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Việt Nam đã có văn bản công nhận Dương lịch là lịch chính thức hay chưa?
- Danh mục loài thương phẩm của nghề khai thác thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
- Từ ngày 01/01/2025, giá dịch vụ ngày giường bệnh được tính như thế nào?