Lương tối thiểu vùng tăng 6% nhưng lương NLĐ thấp hơn mức đã tăng, phải làm sao?

Mức lương tối thiểu được hiểu như thế nào? Lương tối thiểu vùng tăng 6% nhưng lương NLĐ thấp hơn mức đã tăng, phải làm sao?

Mức lương tối thiểu được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:

Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, mức lương tối thiểu có thể hiểu là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% nhưng lương NLĐ thấp hơn mức đã tăng, phải làm sao?

Lương tối thiểu vùng tăng 6% nhưng lương NLĐ thấp hơn mức đã tăng, phải làm sao? (Hình từ Internet)

Lương tối thiểu vùng tăng 6% nhưng lương người lao động thấp hơn mức đã tăng, phải làm sao?

Căn cứ tại Tiểu mục 2.1 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024.

Theo đó, Bộ Chính trị kết luận về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với khu vực doanh nghiệp như sau:

Thực hiện đầy đủ 2 nội dung:

(1) Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tăng 6% so với năm 2023), áp dụng từ ngày 01/7/2024.

(2) Quy định cơ chế tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo đúng nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, áp dụng từ ngày 01/01/2025 để phù hợp với năm tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP Tại đây quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Trong đó, quy định mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu giờ, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Theo đó, mức lương tối thiểu vùng (theo tháng và theo giờ) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (tăng 6% so với năm 2023), sẽ áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 74/2024/NĐ-CP có quy định về hiệu lực và trách nhiệm mức lương tối thiểu vùng:

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
....
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong hợp đồng lao động đã thỏa thuận với người lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Người sử dụng lao động không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Như vậy, nếu sau khi đã tăng lương tối thiểu vùng lên 6% mà mức lương người lao động đang được trả thấp hơn mức lương tối thiểu đã điều chỉnh, người lao động đề nghị người sử dụng lao động phải có trách nhiệm rà soát lại:

Thứ nhất: Những thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể cùng các quy chế để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Thứ hai: Không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Thứ ba: Điều chỉnh sao cho phù hợp với quy định về mức lương tối thiểu cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Lưu ý: Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đối tượng nào được áp dụng mức lương tối thiểu vùng?

Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu như sau:

Điều 91. Mức lương tối thiểu
...
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng nếu các đối tượng thuộc quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Như vậy, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hợp pháp trên địa bàn có mức lương tối thiểu vùng được quy định.

Mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mức lương tối thiểu vùng
Hỏi đáp Pháp luật
Lương tối thiểu vùng tăng 6% nhưng lương NLĐ thấp hơn mức đã tăng, phải làm sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương tối thiểu vùng 2024 theo giờ sẽ tăng như thế nào sau ngày 01/07?
Hỏi đáp pháp luật
Có được trả lương cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng không khi có chứng chỉ nghề thư viện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mức lương tối thiểu vùng
Nguyễn Thị Hiền
245 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Mức lương tối thiểu vùng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào