Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất 2024 và cách ghi?

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất 2024 và cách ghi? Đơn vị tiền tệ nào được sử dụng trong kế toán?

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất 2024?

Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định mẫu bảng kiểm kê quỹ như sau:

(1) Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt dùng cho VNĐ (Mẫu 08a-TT)

Xem chi tiết biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt dùng cho VNĐ

tại đây

(2) Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ (Mẫu 08b-TT)

Xem chi tiết biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ tại đây.

Cách ghi biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất 2024?

Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có hướng dẫn cách ghi biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt như sau:

(1) Cách ghi biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt dùng cho VNĐ:

Góc trên bên trái của Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt phải ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), bộ phận.

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán tiền mặt hoặc kế toán thanh toán là các thành viên. Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (....giờ .....ngày .....tháng .....năm .....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

- Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ.

- Dòng “Số dư theo sổ quỹ": Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày, giờ cộng sổ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.

- Dòng “Số kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.

- Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký của thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.

Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:

- 1 bản lưu ở thủ quỹ.

- 1 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt hoặc kế toán thanh toán.

(2) Cách ghi mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ như sau:

Góc trên bên trái ghi tên đơn vị, bộ phận. Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán quỹ là các thành viên.

Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (...giờ .....ngày .....tháng .....năm .....). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

- Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ như: Ngoại tệ, vàngtiền tệ ...

- Dòng “Số dư theo sổ quỹ": Căn cứ vào sổ quỹ tại ngày, giờ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2, 4.

- Dòng “Kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại ngoại tệ, vàngtiền tệ ...

- Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ, trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.

Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:

- 1 bản lưu ở thủ quỹ

- 1 bản lưu ở kế toán quỹ.

Ghi chú: (*) Trường hợp kiểm kê vàng tiền tệ thì cột "Diễn giải" phải ghi theo từng loại, từng thứ.

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất 2024 và cách ghi?

Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất 2024 và cách ghi? (Hình từ Internet)

Đơn vị tiền tệ nào được sử dụng trong kế toán?

Tại Điều 10 Luật Kế toán 2015 có quy định về đơn vị tính sử dụng trong kế toán như sau:

Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

Như vậy, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam.

Nếu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

Quỹ tiền mặt
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quỹ tiền mặt
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt mới nhất 2024 và cách ghi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quỹ tiền mặt
Lương Thị Tâm Như
14,323 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào