Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn?

Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn? Tổ chức tín dụng có trách nhiệm như thế nào trong việc cơ cấu thời hạn trả nợ?

Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn?

Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng.

Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-NHNN sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-NHNN quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ như sau:

Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:
1. Dư nợ gốc phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.
3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.
.....

Thông qua quy định trên, căn cứ theo đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của ngân hàng; khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn sẽ được ngân hàng xem xét quyết định giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ nếu các đáp ứng các yêu cầu sau:

- Dư nợ gốc từ vay tiêu dùng phát sinh trước ngày 24/4/2023.

- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 24/4/2023 đến hết ngày 31/12/2024.

- Số dư nợ của khoản vay tiêu dùng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận.

- Khách hàng được ngân hàng đánh giá có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

- Ngân hàng không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

- Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

- Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng được thực hiện kể từ ngày 18/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn?

Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn? (Hình từ Internet)

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm như thế nào trong việc cơ cấu thời hạn trả nợ?

Theo quy định Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, trong việc cơ cấu thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng có trách nhiệm như sau:

[1] Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN, thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để trục lợi.

[2] Ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau:

- Tiêu chí xác định số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

- Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ bảo đảm nguyên tắc cá nhân, bộ phận quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ không là cá nhân, bộ phận phê duyệt cấp tín dụng, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc/Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua.

Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt tín dụng;

- Tần suất rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định pháp luật; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

[3] Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 bản quy định nội bộ cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính) theo quy định pháp luật.

[4] Trong thời hạn 10 ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm Thông tư 02/2023/TT-NHNN

[5] Trong thời hạn 10 ngày đầu tiên của mỗi tháng, tổ chức tín dụng là Quỹ tín dụng nhân dân phải gửi báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi đặt trụ sở chính về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước theo quy định tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 đính kèm Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Tổ chức tín dụng trích lập dự phòng đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ theo quy định như sau:

[1] Căn cứ quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ đối với khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[2] Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN).

[3] Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A - B

Trong đó:

- A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

- B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

[4] Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo công thức tại [3] là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:

- Đến thời điểm 31/12/2023: Tối thiểu 50% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;

- Đến thời điểm 31/12/2024: Trích thêm số còn lại để đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Bao lâu thì được xóa nợ xấu nhóm 2? Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản nợ nhóm xấu 2 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giãn nợ đến hết ngày 31/12/2024 đối với khách hàng vay tiêu dùng gặp khó khăn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng nào được làm đại lý phân phối trái phiếu Chính Phủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động đại lý thanh toán?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức gia hạn Thông tư 02 cơ cấu nợ đến hết ngày 31/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám đốc ngân hàng phải có tiêu chuẩn, điều kiện như thế nào theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ quá hạn bao nhiêu ngày thì thành nợ xấu nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền đình chỉ lưu hành là gì? Có được đổi tiền đình chỉ lưu hành không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế là gì? Cơ quan nào Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ vay tiền ngân hàng gồm những gì? Ngân hàng cho vay tiền với mức lãi suất bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Dương Thanh Trúc
101 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức tín dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào