Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không?

Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không? Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có những nội dung nào? Bên giao công nghệ có những quyền và nghĩa vụ gì?

Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:

Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định thì ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.

Do đó, trong hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước các bên có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không?

Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không? (Hình từ Internet)

Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:

[1] Tên công nghệ được chuyển giao.

[2] Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.

[3] Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

[4] Phương thức chuyển giao công nghệ.

[5] Quyền và nghĩa vụ của các bên.

[6] Giá, phương thức thanh toán.

[7] Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

[8] Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).

[9] Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.

[10] Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.

[11] Phạt vi phạm hợp đồng.

[12] Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

[13] Cơ quan giải quyết tranh chấp.

[14] Nội dung khác do các bên thỏa thuận.

Bên giao công nghệ có những quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của bên giao công nghệ như sau:

[1] Bên giao công nghệ có quyền sau đây:

- Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

- Được thanh toán đầy đủ và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;

- Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;

- Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

[2] Bên giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:

- Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị hạn chế bởi bên thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;

- Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;

- Thông báo cho bên nhận công nghệ và thực hiện các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật của công nghệ được chuyển giao làm cho kết quả chuyển giao công nghệ có khả năng không đúng cam kết trong hợp đồng;

- Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chuyển giao công nghệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển giao công nghệ
Hỏi đáp Pháp luật
Bên giao công nghệ có phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba do vi phạm hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có được sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao có hiệu lực từ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nào? Tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới chuyển giao công nghệ được hỗ trợ các nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc thanh toán chuyển giao công nghệ có được thực hiện bằng phương thức chuyển giá trị thành vốn góp vào doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển giao công nghệ trong nước có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là chuyển giao công nghệ trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chuyển giao công nghệ độc lập có phải được lập thành hợp đồng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ có phải là phương thức chuyển giao công nghệ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển giao công nghệ
Nguyễn Tuấn Kiệt
69 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyển giao công nghệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào