Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch?
- Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch là bao lâu?
Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 37 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
e) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
...
2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
c) Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nói chung phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng.
Như vậy, không phải trường hợp nào công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành cũng phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch. Mà công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành chỉ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng.
Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành;
b) Không có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
c) Không tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán.
...
Và căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP về mức phạt tiền trong lĩnh vực du lịch như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2a Nghị định 45/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 2a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành không có biện pháp giám sát hoạt động của hướng dẫn viên du lịch theo quy định là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?