Mẫu số 03/td ngân hàng chính sách xã hội? Ai được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội?

Mẫu số 03/td ngân hàng chính sách xã hội? Ai được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội?

Mẫu số 03/td ngân hàng chính sách xã hội?

Tại Quyết định 3565/QĐ-NHCS năm 2023 có quy định mẫu số 03/td danh sách tổ viên đề nghị vay vốn ngân hàng chính sách xã hội như sau:

Xem chi tiết mẫu số 03/td ngân hàng chính sách xã hội tại đây.

Ai được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội?

Tại Điều 5 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg quy định về người được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:

- Hộ nghèo.

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực 2, 3 miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Mẫu số 03/td ngân hàng chính sách xã hội? Ai được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội?

Mẫu số 03/td ngân hàng chính sách xã hội? Ai được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Chính sách xã hội có mấy loại cho vay?

Tại Điều 7 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg có quy định loại cho vay như sau:

Điều 7. Loại cho vay
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng.

Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội có 3 loại cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn đến 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

- Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng.

Để được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội phải đáp ứng điều kiện gì?

Tại Điều 8 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg có quy định để được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội phải đáp ứng điều kiện sau:

- Người vay là hộ nghèo:

+ Phải có địa chỉ cư trú hợp pháp

+ Phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

- Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngân hàng chính sách xã hội cho vay với mục đích gì?

Tại Điều 6 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg có quy định về vốn cho vay được sử dụng vào các việc sau:

(1) Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực 2, 3 miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để:

- Mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;

- Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập.

(2) Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực 2, 3 miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.

(4) Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.

(5) Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(6) Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo hợp đồng ủy thác.

Ngân hàng chính sách xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Ngân hàng chính sách xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03/td ngân hàng chính sách xã hội? Ai được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương thức cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội đối với người chấp hành xong án phạt tù là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Chính sách xã hội huy động vốn dưới hình thức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân hàng chính sách xã hội
Lương Thị Tâm Như
2,704 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân hàng chính sách xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng chính sách xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào