Thứ 7 trạm y tế có làm việc hay không? Vị trí việc làm tại trạm y tế gồm những vị trí công việc nào?
Thứ 7 trạm y tế có làm việc hay không?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 117/2014/NĐ-CP quy định về nhân lực của Y tế xã như sau:
Điều 4. Nhân lực của Y tế xã
1. Người làm việc tại Trạm Y tế xã là viên chức.
....
Theo đó, người làm việc tại Trạm Y tế là viên chức, tuy nhiên hiện nay không có quy định chung về giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị hành chính do đó sẽ không có số giờ tối đa và số giờ tối thiểu làm việc.
Thông thường sẽ căn cứ vào quy định trong Bộ luật lao động, cụ thể tại Điều 105 Bộ Luật lao động 2019 như sau:
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định chế độ phụ cấp thường trực đối với công chức viên chức người lao động trong các cơ sở y tế công lập như sau:
Điều 2. Chế độ phụ cấp thường trực
1. Nguyên tắc thực hiện chế độ thường trực:
a) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh căn cứ vào tình hình thực tế về nhân lực và hoạt động của từng bộ phận trong đơn vị để quyết định hình thức bố trí người lao động làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ; trường hợp thiếu nhân lực, không thể bố trí người làm việc theo ca kíp hoặc làm thêm giờ, kể cả các khu vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì phải bố trí người lao động thường trực 24/24 giờ;
....
Theo đó, từ những căn cứ nêu trên, viên chức y tế xã/phường làm việc theo chế độ ngày làm 8 giờ và phân công thường trực 24/24 giờ tại trạm y tế (kể cả ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật) để đảm bảo cấp cứu, khám, chữa bệnh, phòng chống dịch và bảo vệ cơ sở nhà trạm. Như vậy, trạm y tế xã/phường có làm việc ngày thứ 7.
Thứ 7 trạm y tế có làm việc hay không? Vị trí việc làm tại trạm y tế gồm những vị trí công việc nào? (Hình từ Internet)
Vị trí việc làm tại trạm y tế gồm những vị trí công việc nào?
Căn cứ Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BYT quy định về những vị trí việc làm trong trạm y tế xã, phường, thị trấn như sau:
I. Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
1. Trưởng Trạm Y tế
2. Phó Trưởng Trạm Y tế
II. Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp y tế
1. Bác sĩ/ Bác sĩ y học dự phòng (hạng III)
2. Y tế công cộng (hạng III)
3. Y sĩ (Hạng IV)
4. Dược hạng IV
5. Điều dưỡng hạng IV
6. Hộ sinh hạng IV
7. Dân số viên hạng IV
Theo đó, trong trạm y tế xã gồm 2 nhóm vị trí việc làm như:
- Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, bao gồm:
+ Trưởng Trạm Y tế
+ Phó Trưởng Trạm Y tế
- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp y tế, bao gồm:
+ Bác sĩ/ Bác sĩ y học dự phòng (hạng 3)
+ Y tế công cộng (hạng 3)
+ Y sĩ (Hạng 4)
+ Dược hạng 4
+ Điều dưỡng hạng 4
+ Hộ sinh hạng 4
+ Dân số viên hạng 4
Định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là bao nhiêu người?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 33/2015/TT-BYT quy định tổ chức và nhân lực như sau:
Điều 3. Tổ chức và nhân lực
1. Tổ chức:
a) Trạm Y tế xã có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;
b) Viên chức làm việc tại Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của Trạm y tế theo quy định tại Điều 2, Thông tư này;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và luân chuyển, điều động viên chức làm việc tại Trạm Y tế do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện quyết định theo thẩm quyền và phân cấp quản lý ở địa phương.
2. Nhân lực: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại Trạm y tế xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có Trạm Y tế.
Theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2023/TT-BYT quy định như sau:
Điều 5. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương
...
2. Vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Trạm Y tế xã).
a) Vị trí việc làm của Trạm Y tế xã thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Định mức số lượng người làm việc của Trạm Y tế xã là 05 người làm việc/Trạm Y tế xã.
...
Theo đó, định mức nhân sự của Trạm Y tế xã tối đa là 05 người làm việc/Trạm Y tế xã. Tuy nhiên, trong đó phải có 1 Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?