Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế tại Trạm Y tế năm 2023?
Cán bộ y tế phải tham gia đào tạo liên tục trong bao lâu?
Theo quy định Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BYT quy định về thời gian đào tạo liên tục như sau:
Thời gian đào tạo liên tục
1. Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.
2. Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.
3. Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục.
Theo đó, thời gian đào tạo liên tục với từng cán bộ y tế là khác nhau:
- Tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp với cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
- Tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học đối với cán bộ y tế còn lại.
Ngoài ra, cán bộ y tế được cộng dồn thời gian đào tạo liên tục từ các hình thức đào tạo liên tục khác nhau.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế tại Trạm Y tế năm 2023? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BYT quy định về các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi cụ thể như sau:
Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi
1. Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.
3. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
4. Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.
5. Hình thức đào tạo liên tục quy định tại Khoản 1 Điều này phải có chương trình và tài liệu đào tạo được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
......
Theo đó, có 04 hình thức đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế như sau:
- Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến.
- Tham gia hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố.
- Biên soạn giáo trình chuyên môn.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế tại Trạm Y tế năm 2023?
Theo quy định Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp ưu đãi nghề như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi
.....
7. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023:
“a) Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
b) Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BYT quy định về cán bộ y tế như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
3. Cán bộ y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở y tế.
......
Mặt khác theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 117/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhân lực của Y tế xã
1. Người làm việc tại Trạm Y tế xã là viên chức.
.....
Như vậy, cán bộ y tế là viên chức y tế thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng có mức phụ cấp ưu đãi nghề là 100% được áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/12/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?