Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?
- Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?
- Các chỉ định nào không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc?
- Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc gì?
- Hành vi quảng cáo thuốc thiếu tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu thì bị phạt bao nhiêu?
Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 126. Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc
...
13. Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.
14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
Như vậy, theo quy định trên thì không được quảng cáo thuốc với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không? (Hình từ Internet)
Các chỉ định nào không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 126. Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc
...
7. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:
a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;
b) Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;
c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;
d) Chỉ định mang tính kích dục;
đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;
e) Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;
g) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;
h) Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.
...
Như vậy, các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc bao gồm:
- Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;
- Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;
- Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;
- Chỉ định mang tính kích dục;
- Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;
- Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;
- Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;
- Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.
Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 125 Nghị định 54/2017NĐ-CP quy định nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc như sau:
- Tên thuốc;
- Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La - tin;
- Chỉ định;
- Cách dùng;
- Liều dùng;
- Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);
- Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
- Tác dụng phụ và phản ứng có hại;
- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;
- Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";
- Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;
- Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;
- Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.
Hành vi quảng cáo thuốc thiếu tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 50. Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thuốc thiếu một trong các nội dung sau đây:
a) Tên thuốc;
b) Tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
c) Chỉ định, trừ các chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự, chứng mất ngủ kinh niên và chỉ định mang tính kích dục;
d) Chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
e) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
..
Như vậy hành vi quảng cáo thuốc thiếu tên hoạt chất trừ thuốc dược liệu thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?