Thế nào là phương tiện thủy nội địa? Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường thủy?
Thế nào là phương tiện thủy nội địa? Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường thủy?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
Căn cứ Điều 38 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt:
Điều 38. Quyền ưu tiên của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt
1. Những phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt sau đây được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp, theo thứ tự sau đây:
a) Phương tiện chữa cháy;
b) Phương tiện cứu nạn;
c) Phương tiện hộ đê;
d) Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường.
2. Phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải chủ động phát tín hiệu điều động theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện của phương tiện không quy định tại khoản 1 Điều này khi thấy tín hiệu của phương tiện làm nhiệm vụ đặc biệt phải giảm tốc độ phương tiện của mình, đi sát về một phía luồng để nhường đường.
Như vậy, thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường thủy như sau:
- Phương tiện chữa cháy
- Phương tiện cứu nạn
- Phương tiện hộ đê
- Phương tiện của quân đội, công an làm nhiệm vụ khẩn cấp
- Phương tiện, đoàn phương tiện có công an hộ tống hoặc dẫn đường
Các phương tiện trên khi đi làm nhiệm vụ đặc biệt được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu, cống, đập, cầu không mở thường xuyên, nơi có điều tiết giao thông, luồng giao nhau, luồng cong gấp.
Các phương tiện ưu tiên phải chủ động phát tín hiệu điều động sau:
- Khi cần đổi hướng đi, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải phát âm hiệu điều động phương tiện mà mình đang điều khiển như sau:
+ Một tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải
+ Hai tiếng ngắn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái
+ Ba tiếng ngắn là tín hiệu chạy lùi
- Ngoài những âm hiệu có thể đồng thời phát đèn hiệu như sau:
+ Một chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang phải
+ Hai chớp đèn là tín hiệu đổi hướng đi sang trái
+ Ba chớp đèn là tín hiệu chạy lùi
Thế nào là phương tiện thủy nội địa? Thứ tự ưu tiên khi tham gia giao thông đường thủy? (Hình từ Internet)
Phương tiện thủy nội địa không được vượt trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 42 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định phương tiện vượt nhau:
Điều 42. Phương tiện vượt nhau
1. Phương tiện vượt nhau thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Phương tiện xin vượt phải phát âm hiệu một tiếng dài, lặp lại nhiều lần;
b) Phương tiện bị vượt, khi nghe thấy âm hiệu xin vượt, nếu thấy an toàn phải giảm tốc độ và phát âm hiệu điều động theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này và đi về phía luồng đã báo cho đến khi phương tiện xin vượt đã vượt qua; nếu không thể cho vượt thì phát âm hiệu 5 tiếng ngắn;
c) Phương tiện xin vượt, khi nghe thấy âm hiệu điều động của phương tiện bị vượt thì mới được vượt; khi vượt phải phát âm hiệu báo phía vượt của mình và phải giữ khoảng cách ngang an toàn với phương tiện bị vượt.
2. Phương tiện xin vượt không được vượt trong các trường hợp sau đây:
a) Nơi có báo hiệu cấm vượt;
b) Phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại;
c) Nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp hoặc có báo hiệu chiều rộng luồng hạn chế;
d) Khi đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống, âu tàu, khu vực điều tiết giao thông;
đ) Trường hợp khác không bảo đảm an toàn.
Như vậy, phương tiện thủy nội địa không được vượt trong trường hợp sau:
- Nơi có báo hiệu cấm vượt
- Phía trước có phương tiện đi ngược lại hay có vật chướng ngại
- Nơi luồng giao nhau, luồng cong gấp hoặc có báo hiệu chiều rộng luồng hạn chế
- Khi đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống, âu tàu, khu vực điều tiết giao thông
- Trường hợp khác không bảo đảm an toàn
Độ tuổi tối đa của thuyền viên phương tiện thủy nội địa là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên:
Điều 29. Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
...
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
...
Theo đó, thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa là không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?