Cơ quan nào có thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế? Ai có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế?
Cơ quan nào có thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế?
Tại Điều 8 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Điều 8. Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất), căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Cơ quan nào có thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế? Ai có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế?
Tại Điều 10 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Điều 10. Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế gồm:
- Chủ tịch nước: quyết định đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;
- Thủ tướng Chính phủ: quyết định đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Điều ước quốc tế 2016 thì hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm:
- Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ:
+ Sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế;
+ Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
+ Kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;
+ Kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán;
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
* Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán.
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức đàm phán điều ước quốc tế?
Tại Điều 12 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Điều 12. Tổ chức đàm phán điều ước quốc tế
1. Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Căn cứ vào quyết định của cơ quan quy định tại Điều 10 của Luật này, cơ quan đề xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương án đàm phán, dự thảo điều ước quốc tế của phía Việt Nam và thành phần đoàn đàm phán.
3. Cơ quan đề xuất chủ trì tham vấn tổ chức đại diện đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán.
4. Cơ quan đề xuất kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý.
5. Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đàm phán điều ước quốc tế gồm:
- Chính phủ (đối với điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước);
- Thủ tướng Chính phủ (đối với điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Xem Lịch Âm 2148 - Lịch Dương 2148 năm Mậu Thân chi tiết 12 tháng? Năm 2148 là bao nhiêu năm nữa?
- Hướng dẫn tra cứu điểm thi học sinh giỏi lớp 9 Hà Nội 2025? Quy định xếp giải thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội lớp 9 như thế nào?
- Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch xin việc?
- Thông tư 29 về dạy thêm học thêm: Giáo viên tiểu học có được dạy thêm bồi dưỡng về nghệ thuật từ 14/02/2025?