Khái niệm điều ước quốc tế? Ví dụ về điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia?
Khái niệm điều ước quốc tế? Ví dụ về điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về điều ước quốc tế như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
....
Theo đó, có thể hiểu điều ước quốc tế là một thỏa thuận giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác, được xác lập bằng văn bản và được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ
Một số điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia:
STT | Các mốc/Hiệp định | Thành viên | Hiện trạng |
1 | AFTA | 10 nước ASEAN | Ký năm 1992 (ASEAN-6), Việt Nam tham gia năm 1995, các nước còn lại tham gia những năm sau |
2 | Việt Nam – Hoa Kỳ | Việt Nam và Hoa Kỳ | Ký năm 2000; thực hiện năm 2001 |
3 | FTA ASEAN – Trung Quốc | 10 nước ASEAN và Trung Quốc | Ký năm 2004 |
4 | FTA ASEAN - Hàn Quốc | 10 nước ASEAN và Hàn Quốc | Ký năm 2006; riêng Thái Lan ký năm 2009 |
5 | WTO | Trở thành thành viên thứ 150 | Gia nhập năm 2007 |
6 | FTA ASEAN - Nhật Bản | 10 nước ASEAN và Nhật Bản | Ký năm 2008 |
7 | FTA ASEAN - Ấn Độ | 10 nước ASEAN và Ấn Độ | Ký năm 2009 |
8 | FTA ASEAN - Úc-Niu Di-Lân | 10 nước ASEAN và Úc, Niu Di-Lân | Ký năm 2009 |
9 | FTA Việt Nam – Nhật Bản | Việt Nam và Nhật Bản | Ký năm 2009 |
10 | FTA Việt Nam – Chi Lê | Việt Nam và Chi Lê | Ký năm 2011 |
11 | FTA Việt Nam - Hàn Quốc | Ký năm 2015 | |
12 | FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á –Âu | Việt Nam với Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan | Ký năm 2015 |
13 | FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) | Việt Nam và khối EU | Đã kết thúc đàm phán |
14 | FTA Việt Nam – Khối EFTA | Việt Nam và Thụy Sĩ, Nauy, Ai-xơ-len, Lichtenstein | Đang đàm phán |
15 | Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP-CPTPP) | Niu Di-Lân, Xinh-ga-po, Chi-lê, Brunây, Việt Nam, Úc, Peru, Nhật Bản, Canada, Malaysia, Mexico (và Hoa Kỳ) | Ký năm 2018, sẽ có hiệu lực khi ít nhất 06 nước phê chuẩn |
Khái niệm điều ước quốc tế? Ví dụ về điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế theo quy định hiện nay?
Theo Điều 13 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế
1. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu hợp tác quốc tế, cơ quan quy định tại Điều 8 của Luật này đề xuất để Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc để Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
...
Đồng thời tại khoản 1 Điều 8 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất), căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Theo đó, dựa trên nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu hợp tác quốc tế mà các cơ quan sau sẽ có thẩm quyền đề xuất ký điều ước quốc tế là:
- Tòa án nhân dân tối cao,
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
- Kiểm toán nhà nước,
- Bộ, cơ quan ngang bộ,
- Cơ quan thuộc Chính phủ
- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Ai có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế?
Theo Điều 10 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế như sau:
- Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Trân trọng!
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTNT/thang6/duqt.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/29012024/dieu-uoc.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/CTV/30122023/DIEU-UOC-QTE.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Xem Lịch Âm 2148 - Lịch Dương 2148 năm Mậu Thân chi tiết 12 tháng? Năm 2148 là bao nhiêu năm nữa?
- Hướng dẫn tra cứu điểm thi học sinh giỏi lớp 9 Hà Nội 2025? Quy định xếp giải thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội lớp 9 như thế nào?
- Hướng dẫn cách viết quá trình bản thân trong sơ yếu lý lịch xin việc?
- Thông tư 29 về dạy thêm học thêm: Giáo viên tiểu học có được dạy thêm bồi dưỡng về nghệ thuật từ 14/02/2025?