Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Đại học? Phân biệt giữa trường đại học và đại học?
Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Đại học?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 2. Vị trí và chức năng
1. Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
...
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Đại học quốc gia.
2. Nghị định này áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Đại học quốc gia), các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động của Đại học quốc gia.
Theo đó, hiện nay Đại học quốc gia gồm:
- Đại học Quốc gia Hà Nội: được thành lập từ ngày 10/12/1993 theo Nghị định 97-CP ngày 10-12-1993 Tải về.
- Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ ngày 27/1/1995 theo Nghị định 16-CP năm 1995.
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 298/QĐ-TTg năm 2024 thì có 05 đại học là Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
(1) Đại học Đà Nẵng. (thành lập từ ngày 04/4/1994 theo Nghị định 31-CP năm 1994)
(2) Đại học Huế. (thành lập từ ngày 04/4/1994 theo Nghị định 30-CP năm 1994)
(3) Đại học Thái Nguyên. (thành lập từ ngày 04/4/1994 theo Nghị định 32-CP năm 1994)
(4) Đại học Bách khoa Hà Nội.
(5) Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. (chuyển Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thành Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 04/10/2023 theo Quyết định 1146/QĐ-TTg năm 2023)
(6) Đại học Kinh tế Quốc dân.
Ngày 15/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1386/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Xem chi tiết Quyết định 1386/QĐ-TTg năm 2024 Tại đây
Như vậy, hiện nay có 08 đại học tại Việt Nam, gồm:
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Thái Nguyên
- Đại học Huế
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
Việt Nam hiện nay có bao nhiêu Đại học? Phân biệt giữa trường đại học và đại học? (Hình từ Internet)
Phân biệt giữa đại học và trường đại học?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
3. Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
....
Theo đó, đại học và trường đại học có sự khác biệt như sau:
Trường đại học | Đại học | |
Nội dung nghiên cứu | Cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành nghề. | Cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực. Một tổ chức giáo dục có các đơn vị cấu thành, cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. |
Cơ cấu tổ chức | - Hội đồng trường; - Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện; - Phòng, ban chức năng; - Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ; - Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; - Phân hiệu (nếu có); - Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn. | - Hội đồng đại học; - Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học; - Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có); - Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác; - Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học. |
Như vậy, Đại học và trường đại học là 02 chủ thể khác nhau. Có thể hiểu Đại học bao hàm cả trường đại học. Với mỗi đại học có thể có nhiều trường đại học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định một trường đại học khi muốn trở thành một đại học cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
- Có ít nhất 03 trường thuộc trường đại học được thành lập với ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;
- Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?