Phạm nhân được nghỉ lao động khi nào? Trích bao nhiêu phần trăm từ kết quả lao động để bổ sung mức ăn cho phạm nhân?

Phạm nhân được nghỉ lao động khi nào? Trích bao nhiêu phần trăm từ kết quả lao động để bổ sung mức ăn cho phạm nhân? Thời giờ lao động của phạm nhân là bao nhiêu tiếng một ngày?

Phạm nhân được nghỉ lao động khi nào?

Tại khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân
...
4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:

- Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;

- Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;

- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;

- Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Phạm nhân được nghỉ lao động khi nào? Trích bao nhiêu phần trăm từ kết quả lao động để bổ sung mức ăn cho phạm nhân?

Phạm nhân được nghỉ lao động khi nào? Trích bao nhiêu phần trăm từ kết quả lao động để bổ sung mức ăn cho phạm nhân? (Hình từ Internet)

Thời giờ lao động của phạm nhân là bao nhiêu tiếng một ngày?

Tại khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân
1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
...

Như vậy, thời giờ lao động của phạm nhân là không quá 08 giờ trong 01 ngày.

Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.

Trích bao nhiêu phần trăm từ kết quả lao động để bổ sung mức ăn cho phạm nhân?

Tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 17. Sử dụng kết quả lao động, học nghề của phạm nhân
Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý quy định tại điểm b khoản 5 Điều 16 được sử dụng như sau:
1. Trích 14% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân
...

Kết quả lao động của phạm nhân là phần chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động tổ chức lao động, học nghề của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý.

Theo đó, kết quả lao động của phạm nhân sẽ được trích 14% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân. Cụ thể:

- Căn cứ vào mức kinh phí được trích này, Giám thị trại giam quyết định bổ sung mức ăn hằng ngày cho phạm nhân nhưng không được tăng thêm quá 1/6 lần tiêu chuẩn ăn hằng tháng mà pháp luật quy định cho mỗi phạm nhân;

- Đối với phạm nhân lao động làm thêm giờ, lao động ngày nghỉ được hưởng tiêu chuẩn ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường (trong đó có 01 tiêu chuẩn ăn ngày thường do ngân sách nhà nước đảm bảo) cho mỗi phạm nhân. Tiêu chuẩn ăn thêm này nếu không sử dụng theo quy định thì phạm nhân được gửi trại giam quản lý, để nhận lại sau khi chấp hành xong án phạt tù;

- Trường hợp đã trích đủ mức ăn bổ sung theo quy định mà còn dư kinh phí thì xem xét, quyết định chi khoản kinh phí còn dư này để mua các vật dụng sinh hoạt phục vụ chung cho phạm nhân ở các trại giam.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phạm nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai được vào tù thăm phạm nhân? Để được gặp thân nhân ở phòng riêng thì phạm nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được có được gọi điện thoại cho người thân trong tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi tù được mặc đồ gì? Phạm nhân được gặp thân nhân bao nhiêu lần trong 1 tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được nghỉ lao động khi nào? Trích bao nhiêu phần trăm từ kết quả lao động để bổ sung mức ăn cho phạm nhân?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng trong chế độ ăn của phạm nhân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân ra ngoài trại giam lao động có được trả công không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đang ở tù do lừa đảo chiếm đoạt tài sản có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân ra tù nhận được bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có nhiều tiền án có được xem xét giảm thời gian chấp hành án phạt tù hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phạm nhân
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
102 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phạm nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào