Đất xây dựng công trình ngầm bao gồm những loại đất nào?

Đất xây dựng công trình ngầm bao gồm những loại đất nào? Luật Đất đai 2024 quy định đất xây dựng công trình ngầm phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Đất xây dựng công trình ngầm bao gồm những loại đất nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 216 Luật Đất đai 2024 quy định đất xây dựng công trình ngầm như sau:

Điều 216. Đất xây dựng công trình ngầm
1. Đất xây dựng công trình ngầm bao gồm đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm và không gian dưới lòng đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.
...

Như vậy, đất xây dựng công trình ngầm bao gồm đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm và không gian dưới lòng đất để xây dựng công trình trong lòng đất mà công trình này không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất.

Đất xây dựng công trình ngầm bao gồm những loại đất nào? (Hình từ Internet)

Luật Đất đai 2024 quy định đất xây dựng công trình ngầm phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 216 Luật Đất đai 2024 quy định đất xây dựng công trình ngầm như sau:

Điều 216. Đất xây dựng công trình ngầm
...
4. Việc sử dụng đất xây dựng công trình ngầm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
b) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
c) Bồi thường theo quy định của pháp luật đối với trường hợp gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất trên bề mặt của công trình ngầm;
d) Việc xây dựng công trình ngầm phải được thực hiện theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;
đ) Tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.
...

Như vậy, đất xây dựng công trình ngầm phải đảm bảo những yêu cầu sau:

[1] Bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

[2] Phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

[3] Bồi thường theo quy định của pháp luật đối với trường hợp gây thiệt hại đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất trên bề mặt của công trình ngầm;

[4] Việc xây dựng công trình ngầm phải được thực hiện theo dự án đầu tư hoặc hạng mục của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật;

[5] Tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng công trình ngầm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 216 Luật Đất đai 2024 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng công trình ngầm quy định như sau:

Điều 216. Đất xây dựng công trình ngầm
...
6. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất xây dựng công trình ngầm được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với diện tích đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm và được thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật này;
b) Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được chứng nhận quyền sở hữu đối với công trình ngầm dưới mặt đất và thực hiện quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xây dựng công trình ngầm được quy định như sau:

[1] Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với diện tích đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm và được thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật này;

[2] Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình ngầm được chứng nhận quyền sở hữu đối với công trình ngầm dưới mặt đất và thực hiện quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, ngoại trừ Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 đã có hiệu lực từ ngày 01/4/2024.

Xây dựng công trình
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xây dựng công trình
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo khởi công gửi cho ai? Không thông báo khởi công xây dựng nhà ở phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung với đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đất xây dựng công trình ngầm bao gồm những loại đất nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có chứng chỉ thiết kế cơ điện hạng 3 thì có được chủ trì thiết kế cơ điện công trình cấp 4 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình và hệ thống cơ sở hạ tầng theo dự án PPP được bố trí từ các nguồn vốn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phí thẩm định thiết kế kỹ thuật và thẩm định dự toán xây dựng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài liệu lập thiết kế tổ chức xây dựng công trình đất theo TCVN 4447:2012 có gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định đơn giá xây dựng công trình ngành điện và điều chỉnh phí nhân công.
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xây dựng công trình
Nguyễn Tuấn Kiệt
874 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào