Tháng 7/2024, người lao động sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi nghỉ hưu?
Tháng 7/2024, người lao động sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi nghỉ hưu?
Tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Cụ thể, theo Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định những người lao động đủ tuổi nghỉ hưu vào tháng 7/2024 như sau:
[1] Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP)
Lao động nam: sinh vào tháng 6/1963 (đủ 61 tuổi) sẽ được nghỉ hưu vào tháng 7/2024
Lao động nữ: sinh vào tháng 2/1968 (đủ 56 tuổi 4 tháng) sẽ được nghỉ hưu vào tháng 7/2024
[2] Đối với người lao động nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP)
Lao động nam: sinh vào tháng 6/1968 (đủ 56 tuổi) sẽ được nghỉ hưu vào tháng 7/2024
Lao động nữ: sinh vào tháng 2/1973 (đủ 51 tuổi 4 tháng) sẽ được nghỉ hưu vào tháng 7/2024
Tháng 7/2024, người lao động sinh năm bao nhiêu sẽ đủ tuổi nghỉ hưu? (Hình từ Internet)
Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí là vào thời điểm nào?
Tại Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định về thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí. Theo đó:
- Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
- Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.
Người lao động có được tiếp tục làm việc sau khi đã nghỉ hưu?
Tại Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động cao tuổi như sau:
Điều 148. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Theo quy định hiện nay, khi người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sau khi đã nghỉ hưu thì vẫn có thể tiếp tục làm việc. Đối tượng này được gọi là người lao động cao tuổi.
- Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?