Trình tự thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng như thế nào?
Trường hợp nào phải tháo dỡ công trình xây dựng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về trường hợp phải tháo dỡ công trình xây dựng như sau:
- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Xây dựng 2014;
- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Trình tự thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về trình tự thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng như sau:
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
...
2. Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện theo trình tự như sau:
a) Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
b) Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
d) Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
...
Như vậy, trình tự thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng như sau:
- Bước 1: Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
- Bước 2: Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
- Bước 3: Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
- Bước 4: Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
Điều 118. Phá dỡ công trình xây dựng
...
3. Trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều này; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
b) Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
c) Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
d) Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.
...
Như vậy, trách nhiệm của các bên trong việc phá dỡ công trình xây dựng được quy định như sau:
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì phá dỡ công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014; tự thực hiện nếu có đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện lập, thẩm tra thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng và thực hiện thi công phá dỡ công trình xây dựng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Nhà thầu được giao thực hiện việc phá dỡ công trình có trách nhiệm lập biện pháp thi công phá dỡ công trình phù hợp với phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt; thực hiện thi công phá dỡ công trình theo đúng biện pháp thi công và quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng (nếu có); thực hiện theo dõi, quan trắc công trình; bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, công trình và các công trình lân cận; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- Người có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không ban hành quyết định, ban hành quyết định không kịp thời hoặc ban hành quyết định trái với quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc đang sử dụng công trình thuộc trường hợp phải phá dỡ phải chấp hành quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm sàn 2025 Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội ULIS bao nhiêu?
- Mẫu Văn bản đề nghị ký hợp đồng KCB BHYT mới nhất 2025 như thế nào?
- Điểm sàn xét tuyển năm 2025 của Trường Đại học Thủ Dầu Một chi tiết như thế nào?
- Thống nhất thời gian tổ chức Đại hội các cấp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2026-2031 thế nào theo Thông báo 11 TB VPĐU năm 2025?
- Giảm 50% phí thẩm định tiêu chuẩn hành nghề luật sư từ tháng 7/2025 đến hết năm 2026 phải không?
- Điểm sàn xét tuyển năm 2025 của Trường Đại học Ngoại thương chi tiết như thế nào?
- Phường Trung Mỹ Tây TPHCM gồm những xã phường nào hình thành từ 1/7/2025?
- Luật Đầu tư công mới nhất 2025 và văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công gồm các văn bản nào?
- Địa chỉ xin phiếu lý lịch tư pháp tại Điện Biên từ 1/7/2025 tại đâu?
- Phường Tân Hưng TPHCM gồm những xã phường nào hình thành từ 1/7/2025?
- Danh sách 23 BHXH cơ sở tại TP Hà Nội từ 9/7/2025 thế nào?
- Điểm sàn năm 2025 Trường Đại học Hồng Đức là bao nhiêu?
- Điểm sàn xét tuyển năm 2025 của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chi tiết như thế nào?
- Địa chỉ 9 BHXH cơ sở tại tỉnh Bắc Ninh từ 21/7/2025 chi tiết thế nào?
- Điểm sàn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 chi tiết ra sao?
- Địa chỉ 8 Tòa án nhân dân khu vực tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập chi tiết như thế nào?
- Danh sách 09 BHXH cơ sở tại tỉnh Tuyên Quang từ 9/7/2025 thế nào?
- Hướng dẫn cài đặt iTaxviewer mới nhất (iTaxviewer 2.5.3) như thế nào?
- Địa chỉ xin phiếu lý lịch tư pháp tại Lai Châu từ 1/7/2025 tại đâu?
- Địa chỉ 14 Tòa án nhân dân khu vực Vĩnh Long sau sáp nhập như thế nào?