Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không? Các tầng nhà nào phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên?

Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không? Các tầng nhà nào phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên?

Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không?

Tại tiết 3.3.7 Tiểu mục 3.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD có quy định về bảo đảm an toàn cho người như sau:

3 BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
....
3.3 Đường thoát nạn
....
3.3.7 Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. Tại các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1:6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5°).
Khi làm bậc thang ở những nơi có chiều cao chênh lệch lớn hơn 45 cm phải bố trí lan can tay vịn.
Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng tại 3.4.4, trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng và trong phạm vi một bản thang và một buồng thang bộ không cho phép bố trí các bậc có chiều cao khác nhau và chiều rộng mặt bậc khác nhau. Trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn.

Như vậy, trên đường thoát nạn không được phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng.

Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không? Các tầng nhà nào phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên?

Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không? Các tầng nhà nào phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên? (Hình từ Internet)

Các tầng nhà nào phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên?

Tại tiết 3.2.6 Tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD có quy định các tầng nhà phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên bao gồm:

- Các tầng của nhà thuộc các nhóm F1.1; F1.2; F2.1; F2.2; F3; F4;

- Các tầng nhà với số lượng người từ 50 trở lên;

- Các tầng của nhà nhóm F1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích các căn hộ trên một tầng nhỏ hơn hoặc bằng 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn, phải có một lối ra khẩn cấp theo quy định tại 3.2.13;

- Các tầng của nhà nhóm F5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người;

- Các tầng hầm và nửa hầm có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.

Thoát nạn là gì?

Tại tiết 3.1.2 Tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD có quy định về thoát nạn như sau:

3 BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
3.1 Quy định chung
3.1.1 Các yêu cầu trong phần này nhằm bảo đảm:
- Thoát nạn cho người kịp thời và không bị cản trở;
- Cứu người bị tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy;
- Bảo vệ người trên đường thoát nạn tránh khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
3.1.2 Thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ. Thoát nạn còn là sự di chuyển không tự chủ của nhóm người ít có khả năng vận động, do các nhân viên phục vụ thực hiện. Thoát nạn được thực hiện theo các đường thoát nạn qua các lối ra thoát nạn.
3.1.3 Cứu nạn là sự di chuyển cưỡng bức của người ra bên ngoài khi họ bị các yếu tố nguy hiểm của đám cháy tác động hoặc khi xuất hiện nguy cơ trực tiếp của các tác động đó. Cứu nạn được thực hiện một cách tự chủ với sự trợ giúp của lực lượng chữa cháy hoặc nhân viên được huấn luyện chuyên nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện cứu hộ, qua các lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp.
...

Như vậy, thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ.

Thoát nạn còn là sự di chuyển không tự chủ của nhóm người ít có khả năng vận động, do các nhân viên phục vụ thực hiện. Thoát nạn được thực hiện theo các đường thoát nạn qua các lối ra thoát nạn.

Lối thoát nạn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lối thoát nạn
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất nhà ở bắt buộc phải có lối thoát nạn tại Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Trên đường thoát nạn có được bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong hay không? Các tầng nhà nào phải có từ 2 lối thoát nạn trở lên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lối thoát nạn
Lương Thị Tâm Như
827 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào